Giải mã những tín hiệu trái chiều từ thị trường lao động Mỹ

Giải mã những tín hiệu trái chiều từ thị trường lao động Mỹ

Nguyễn Hà Trang

Nguyễn Hà Trang

Junior Analyst

00:24 23/08/2022

Số liệu về tỷ lệ thất nghiệp có thể chưa phản ánh chính xác tình hình thực của thị trường lao động Mỹ

Dữ liệu kinh tế gần đây đã mang tới những câu chuyện trái ngược: Mặc dù tổng số việc làm đã phục hồi hoàn toàn sau thiệt hại do đại dịch, nhưng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thì không. Việc phân tích kỹ các chỉ số kinh tế trên sẽ giúp mang tới cái nhìn sâu sắc về tình hình thực của nền kinh tế hiện tại.

Vào tháng 2/2020, số lượng việc làm đạt mức đỉnh khoảng 152 triệu, tuy nhiên chỉ sau đó hai tháng, con số này đã giảm mạnh 14%, và dần phục hồi trở lại. Cho tới tháng 7/2022, số lượng việc làm cuối cùng cũng đã trở lại mức đỉnh hồi đầu năm 2020. Tuy nhiên, điều gì thật sự nằm sau con số này. Báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Mỹ chỉ đếm số lượng việc làm thay vì số người đang làm việc, do vậy, đối với những người có 2 công việc trở lên, thống kê này sẽ bị trùng lặp.

Trong khi đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được tính trên số người có việc. Từ đó, khắc phục được nhược điểm cách tính của Cục Thống kê Lao động.

Dữ liệu số lượng việc làm chủ yếu được khảo sát từ tất cả các công ty lớn và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhìn chung chỉ số này khá chính xác, tuy nhiên, vấn đề thực sự phát sinh khi nền kinh tế xảy ra những biến động lớn, điển hình khi doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô. Giả sử cơ quan thống kê lấy một mẫu gồm 5% số doanh nghiệp, sau đó chỉ đơn giản nhân lên 20 để có con số tổng thể. Tuy nhiên, vấn đề trong nhiều tháng qua đó là mẫu trên chỉ có tỷ trọng khoảng 5% các doanh nghiệp nhỏ. Điều này có thể bởi vòng đời của các doanh nghiệp mới này là rất ngắn và do đó cơ quan thống kê buộc phải thực hiện ước tính.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều vấn đề khác còn tồn tại. Ví dụ như khi nhân viên thống kê gọi điện tới một hộ gia đình để hỏi "Bạn có đi làm vào tuần trước không?" và nếu câu trả lời là "Không", câu hỏi tiếp theo sẽ là "Bạn có đang tìm kiếm công việc trong 4 tuần qua hay không?". Những người tham gia lực lượng lao động được tính là một trong những trường hợp: Đang có việc làm, đang tìm kiếm việc làm hoặc sắp có việc làm. Một số trường hợp người được hỏi có thể trả lời rằng họ đang tìm kiếm việc làm mặc dù trong thực tế không phải vậy do lo ngại có thể ảnh hưởng tới các khoản trợ cấp thất nghiệp của mình. Điều này cho thấy rủi ro sai lệch từ việc khảo sát trực tiếp người dân.

Thật khó để phân biệt rạch ròi giữa sự phục hồi của việc làm và sự phục hồi của lực lượng lao động nói chung. Hiện tại chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn rằng liệu các chỉ số này đang cao hay thấp hơn so với mức đỉnh hồi tháng 2/2020, điều có thể khẳng định duy nhất đó là chúng đều đã được cải thiện trong vòng 2 năm qua.

Bài học rút ra ở đây đối với các nhà lãnh đạo đó là không nên tập trung vào những đường lối cứng nhắc như “vượt đỉnh trước đó” hoặc "hai phần tư tăng trưởng âm" hoặc "giá cổ phiếu giảm 20%". Và đôi khi những số liệu được báo chí đưa tin thực sự không hề phản đúng, chẳng hạn như việc nền kinh tế đã khôi phục 100.1% mức suy giảm trong quá khứ cũng không khá hơn khi nền kinh tế chỉ cải thiện được 99.9% mức suy giảm.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ