Giải mã kim loại Paladi và mức tăng ấn tượng thời gian qua

Giải mã kim loại Paladi và mức tăng ấn tượng thời gian qua

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:41 15/01/2021

Hãy cùng tìm hiểu về kim loại quý đã tăng giá gấp hơn 3 lần trong 4 năm qua và hiện đã vượt qua cả giá vàng.

Paladi nằm trong nhóm 4 kim loại quý có giá trị nhất và với việc nguồn cung thiếu hụt đã khiến cho giá kim loại này đã tăng lên mức kỷ lục trong vài năm trở lại đây. Là một trong những vật liệu chính trong các thiết bị kiểm soát khí thải của oto và xe tải, giá của Paladi này đã tăng gấp hơn 3 lần trong 4 năm qua và vượt xa giá vàng.

Paladi là kim loại gì?

Paladi là kim loại có ngoại hình trắng bóng, là một trong 6 kim loại trong nhóm platinum (cùng với ruthenium, rhodium, osmium, iridium và platium). Khoảng 85% lượng paladi được sử dụng trong các thiết bị xử lý khí thải của oto, giúp giảm bớt mức độ độc hại và chuyển hóa một phần thành hơi nước. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong ngành điện tử, nha khoa và trang sức. Kim loại này được khai thác chủ yếu tại Nga và Nam Phi, và hầu hết thu được như là một thứ phẩm từ quá trình khai thác các kim loại khác như platinum hay nickel.

Paladi có giá đắt đỏ hơn cả vàng

Tại sao giá paladi đắt như vậy?

Nguồn cung của kim loại này đã thiếu hụt so với nhu cầu trong 1 thập kỷ vừa qua. Nhu cầu sử dụng gia tăng khi chính phủ các nước, đặc biệt là Trung Quốc, siết chặt các quy định về hạn chế khí thải phương tiện giao thông, và buộc các nhà sản xuất oto phải đầu tư thêm vào các thiết bị kiểm soát ô nhiễm đối với sản phẩm của mình. Tại Châu Âu, nhu cầu của người tiêu dùng đối với oto chạy bằng diesel sử dụng platium đã giảm sút, và thay vào đó là các phương tiện chạy bằng xăng sử dụng paladi.

Tại sao nguồn cung lại bị hạn chế?

Việc paladi chỉ là một sản phẩm phụ từ quá trình khai thác các kim loại khác đồng nghĩa rằng các nhà sản xuất sẽ tương đối bị động trước biến động của giá trên thị trường. Trên thực tế, sản lượng đầu ra được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thiếu hụt so với nhu cầu trong 10 năm liên tiếp cho tới 2021. Điều này giúp cho giá tăng mạnh lên mức kỷ lục. Mặc dù một số kim loại hiếm như rhodium vẫn có giá trị lớn hơn, giá paladi đã duy trì cao hơn giá vàng trong năm 2020.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung paladi đã kéo dài từ năm 2012 tới nay.

Ai là những người hưởng lợi và chịu thiệt hại?

Những người hưởng lợi nhất từ diễn biến trên tất nhiên chính là các công ty khai thác paladium tại Nga và Nam Phi. Hiện công ty MMC Norilsk Nickel PJSC của Nga là nhà sản xuất paladi lớn nhất hiện tại. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất oto là những người phải chi trả nhiều hơn để mua kim loại này và chi phí này cuối cùng có lẽ sẽ được chuyển sang cho những người tiêu dùng.

Mức độ biến động trên có thường xuyên không?

Không chỉ có paladi, các kim loại quý được sử dụng trong ngành công nghiệp oto cũng thường xuyên chứng kiến giá tăng vọt khi nhu cầu tăng cao so với nguồn cung. Trong 1 thập kỷ kể từ 1998, giá platinum đã tăng hơn 500% do sự sụt giảm nguồn cung gây sự chú ý từ giới đầu cơ. Rhdium, cũng tăng giá hơn 4,000% trong giai đoạn trên trước khi các nhà sản xuất oto tìm cách cắt giảm nhu cầu sử dụng, và đã leo lên mức kỷ lục mới vào tháng 01/2021. Paladi tăng giá gấp 9 lần từ mức đáy vào năm 1996 tới mức đỉnh vào năm 2001 do lo ngại nguồn cung từ Nga bị sụt giảm.

Liệu paladi có thể được thay thế?

Quá trình nghiên cứu sử dụng vật liệu với chi phí rẻ hơn paladi đang được đẩy mạnh khi nhu cầu đối với kim loại này dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới. Công ty BASF SE đã phát triển một công nghệ mới dành cho oto chạy bằng xăng để có thể thay thế một phần paladi bằng platinum. Tuy nhiên công nghệ trên vẫn sẽ cần tiếp tục được cải thiện trong tương lai. Ngoài ra, việc phát triển các phương tiện chạy bằng điện hoặc pin cũng có thể sẽ giảm bớt áp lực nhu cầu đối với kim loại trên.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.
Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam

Mức thuế lên tới 46% từ chính quyền Trump đe dọa nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với thị trường Mỹ – nơi chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu. Nỗ lực đàm phán nhằm trì hoãn hoặc giảm thuế đang diễn ra khẩn trương, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Nếu không đạt thỏa thuận, Việt Nam có nguy cơ mất đà tăng trưởng và buộc phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại.
Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ