"Giải mã" bảng lương phi nông nghiệp tháng 6 của Mỹ

"Giải mã" bảng lương phi nông nghiệp tháng 6 của Mỹ

19:45 02/07/2021

Tăng trưởng việc làm mảng phi nông nghiệp tại Mỹ tăng cao hơn trong tháng 6, cho thấy các doanh nghiệp đang thành công hơn trong việc tuyển dụng lao động nhằm bắt kịp với sự mở rộng của hoạt động kinh tế.

Biên chế phi nông nghiệp đã tăng 850,000 trong tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 5.9%, theo báo cáo của Bộ lao động Hoa Kỳ. Bảng lương tháng 5 đã được sửa đổi lên mức tăng 583,000 người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được duy trì ổn định và vẫn ở mức thấp so với mức trước đại dịch.

Theo khảo sát trước đó của Bloomberg cho bảng lương tháng 6, các nhà kinh tế kỳ vọng mức tăng chỉ 720,000 người. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P tăng và trái phiếu kho bạc biến động mạnh sau báo cáo.

Nhu cầu về lao động vẫn mạnh mẽ khi các công ty cố gắng theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng mở rộng, được thúc đẩy bởi việc dỡ bỏ các hạn chế hoạt động kinh doanh và xã hội, tiêm chủng hàng loạt và hàng nghìn tỷ đô la cứu trợ của chính phủ.

Tuy nhiên, nguồn cung lao động hạn chế tiếp tục gây khó khăn cho các nhà tuyển dụng, với số lượng người Mỹ trong biên chế vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Những lo ngại về Covid-19, trách nhiệm chăm sóc trẻ em và trợ cấp thất nghiệp mở rộng đều có khả năng tạo ra con số kỷ lục cho những vị trí tuyển dụng chưa được lấp đầy.

Tuy nhiên, những yếu tố đó sẽ dịu bớt trong những tháng tới, hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng trong tương lai. Tăng trưởng tiền lương cũng đang dần tăng lên. Một báo cáo hôm thứ Năm cho thấy các công ty nhỏ đang tăng lương để thu hút người lao động, các công ty lớn hơn cũng đang có những động thái tương tự, như FedEx Corp. và Olive Garden, Darden Restaurants.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell phát biểu trước Quốc hội vào ngày 22 tháng 6: “Việc làm sẽ tăng lên trong những tháng tới khi số người được tiêm chủng tăng lên, giảm bớt một số yếu tố liên quan đến đại dịch hiện đang đè nặng”.

Trong khi số việc làm tạo mới thấp hơn, thì việc tuyển dụng thực tế lại cao. Điều đó nhấn mạnh sự xáo trộn đang tăng lên trên thị trường lao động.

Số liệu của Bộ Lao động cho thấy có sự gia tăng 343,000 biên chế trong lĩnh vực giải trí và khách sạn, một lĩnh vực đang mất nhiều thời gian hơn để phục hồi vì đại dịch.

Tăng trưởng việc làm trong tháng trước cũng được củng cố bởi mức tăng 188,000 trong bảng lương. Việc làm ngành giáo dục của tiểu bang và chính quyền địa phương đã tăng khoảng 230,000.

Ngay cả với số lượng lao động thêm mới tích cực trong bảng lương lần này, lực lượng lao động của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn 6.76 triệu người so với mức trước đại dịch, nhấn mạnh rằng thị trường lao động còn lâu mới phục hồi hoàn toàn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!

Theo thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tại Washington và đạt được thỏa thuận khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại "tương hỗ".
Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?

Cuộc đối đầu kinh tế mang tính bước ngoặt đang diễn ra trên trường quốc tế. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đang khẳng định vị thế bảo vệ công bằng trên toàn cầu và mặc dù những biến động thị trường gây lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump vừa áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, bổ sung vào khung thuế hiện hành.