GBP tăng mạnh khi Vương quốc Anh chuẩn bị sửa đổi Dự luật Brexit!
17:18 19/10/2020
Đồng Bảng Anh tăng mạnh khi các quan chức Anh sẵn sàng sửa đổi dự luật Brexit gây tranh cãi của Boris Johnson trong một nỗ lực nhằm cứu vãn các cuộc đàm phán thất bại với Liên minh châu Âu EU trong tuần trước.
Tỷ giá GBP/USD tăng 0.70% lên 1.3007 lúc 17:15 giờ Việt Nam. Sterling đang tăng mạnh nhất nhóm G-10 hôm nay.
Dự luật đang bắt đầu được chuyển qua Thượng Nghị viện vào hôm nay. Các nhà lập pháp chưa chắc đã bác bỏ dự luật Brexit của Johnson trong tuần này, nhưng chắc chắn sẽ loại bỏ những phần gây tranh cãi nhất trong những tuần tới.
Giới đầu tư đã phản ứng tích cực với một báo cáo cho biết rằng: “Các quan chức Anh sẵn sàng làm giảm bớt ảnh hưởng của dự luật thị trường nội bộ gây tranh cãi trong một động thái có thể giúp cải thiện tình hình các cuộc đàm phán thương mại với EU”, Lee Hardman, chiến lược gia tại MUFG cho biết.
Việc đồng Bảng Anh không bị suy yếu là một tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục tin tưởng về một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU có thể đạt được và không quá lo ngại về những diễn biến chính trị mới nhất"
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng rủi ro tính toán sai lầm về chính trị vẫn tồn tại ngay cả khi đôi bên đều tỏ ra mong muốn trong việc đạt được thỏa thuận.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm tăng 1 điểm cơ bản lên mức 0.20%
Các chiến lược gia của Mizuho cho biết: “Johnson đã cố gắng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ theo cách của EU rằng Vương quốc Anh cảm thấy thoải mái khi không có thỏa thuận nào, nhưng điều này cho tới thời điểm hiện tại vẫn được thị trường coi là một chiến thuật đàm phán”.
"Cho đến nay, mọi chuyện đã diễn ra như những gì chúng tôi đã dự đoán và kịch bản cơ sở của chúng tôi vẫn là không có thỏa thuận".
Hành động giá của GBP/USD trong tuần trước đã tiết lộ rằng cặp tiền này vẫn tiếp tục được thị trường ưa thích mua vào khi giá giảm điều chỉnh với ngưỡng cản quan trọng tại đường trung bình động 55 ngày (MA55). Tuy nhiên, nếu giá đóng cửa ngày ở dưới mốc 1.2834, sự đảo chiều của cặp tiền này có thể sẽ xuất hiện.
Ngưỡng hỗ trợ trong ngày: 1.2846, mức thấp nhất vào ngày 7/10. Ngưỡng hỗ trợ tuần: mức 38.2% Fibonacci truy hồi của đợt tăng từ ngày 20/3 tại 1.2691.
Ngưỡng kháng cự trong ngày: 1.3021, tại đường trung bình động 55 ngày. Ngưỡng kháng cự hàng tuần: Mức 61.8% Fibonacci truy hồi của đợt giảm từ ngày 1/9 tại 1.3174.
Thị trường FX đang dần ổn định và bớt biến động trước kỳ nghỉ lễ dài ở Mỹ và Vương quốc Anh. Trong khi các quan chức tài chính G7 tái khẳng định cam kết về tỷ giá hối đoái thả nổi tự do tại cuộc họp tuần này, họ cũng chia sẻ mối lo ngại về 'mất cân đối kinh tế vĩ mô không bền vững'—có lẽ ám chỉ những lo ngại của Mỹ về thâm hụt thương mại của mình. Lịch kinh tế hôm nay không có nhiều tin tức quan trọng.
Đồng USD suy yếu khi nhà đầu tư lo ngại về tình trạng tài khóa của Mỹ, khiến dòng tiền chuyển sang tài sản trú ẩn. Lợi suất trái phiếu cao không hỗ trợ USD do tâm lý tránh rủi ro gia tăng. Trong khi đó, euro, yên và franc Thụy Sĩ đều tăng giá trong tuần.
Đồng rupee Ấn Độ có thể phục hồi nhẹ khi mở cửa phiên cuối tuần nhờ lực kéo từ các đồng tiền châu Á, nhưng triển vọng vẫn kém tích cực sau ba tuần giảm liên tiếp. Đồng tiền này đang chịu áp lực từ dòng vốn USD rút ra, hoạt động phòng ngừa rủi ro và việc đóng các vị thế mua. Dù có tín hiệu phục hồi ngắn hạn, giới giao dịch vẫn hoài nghi về khả năng duy trì đà tăng, nhất là khi các nhịp giảm gần đây thường không kéo dài.
Các lãnh đạo tài chính của Mỹ và Nhật Bản đã xác nhận các quan điểm hiện có về tiền tệ và không thảo luận về các mức tỷ giá hối đoái trong cuộc họp tại Canada, khiến đồng yen giảm giá nhẹ trong thời gian ngắn khi thị trường giảm bớt kỳ vọng về một lập trường quyết liệt hơn.
Những giai đoạn ít tin tức thường là thước đo hữu ích về thiên hướng cơ bản của thị trường ngoại hối. Tính đến thời điểm này trong tuần, xu hướng gia tăng vị thế bán khống USD đã rất rõ ràng, mặc dù đồng bạc xanh vẫn bị định giá thấp đáng kể so với hầu hết các tiền tệ G10 khi xét theo các động lực ngắn hạn như lãi suất và chênh lệch cổ phiếu.
Một chỉ số đo lường USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi các nhà giao dịch tập trung vào cuộc họp của Nhóm G-7 để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trump đang tìm cách làm suy yếu USD.
Đồng đô la Hồng Kông đang ngày càng tiến gần đến giới hạn thấp nhất trong biên độ giao dịch khi lãi suất địa phương giảm sâu, thúc đẩy các nhà đầu tư đua nhau vay đồng tiền này để thực hiện carry-trade. Với sự chênh lệch kỷ lục giữa lãi suất Hồng Kông và Mỹ, thị trường đang chứng kiến một làn sóng biến động mạnh, khiến đồng đô la Hồng Kông có nguy cơ giảm giá sâu hơn trong thời gian tới.
Hầu hết các đồng tiền châu Á đã tăng giá vào thứ Tư khi USD suy yếu do sự bất ổn về dự luật cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump và sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 đang diễn ra, vốn thường tập trung vào các vấn đề ngoại hối. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu cán cân thương mại yếu kém của Nhật Bản, phản ánh tác động của thuế quan Mỹ. Thị trường cũng tiếp nhận các dấu hiệu cho thấy tâm lý đang xấu đi xung quanh thương mại Mỹ-Trung.