Động thái cắt giảm lãi suất của Fed không phải là "thần dược" cho tình trạng tuyển dụng ảm đạm

Động thái cắt giảm lãi suất của Fed không phải là "thần dược" cho tình trạng tuyển dụng ảm đạm

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:14 30/08/2024

Chủ tịch Jerome Powell đã củng cố quan điểm về sự thay đổi trọng tâm từ lạm phát sang thị trường việc làm vào tuần trước khi ông chia sẻ rằng Fed không có ý định tiếp tục làm thị trường lao động suy yếu.

Đó là một thông điệp tích cực đối với những người lo ngại về sự suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều lý do để kỳ vọng rằng tình trạng tuyển dụng chậm lại nhưu thời điểm hiện tại sẽ kéo dài ít nhất đến đầu năm sau, gây khó khăn cho cả những người tìm việc và các nhà hoạch định chính sách

Chúng ta đang ở trong một thị trường lao động “ tuyển dụng thấp, sa thải thấp ”. Báo cáo Khảo sát vệc làm và Doanh thu cho thấy tháng 6 là tháng tuyển dụng yếu nhất trong một thập kỷ nếu loại trừ giai đoạn đầu đại dịch. Nhiều nhà tuyển dụng đã tránh được việc sa thải bằng cách quản lý chi phí thông qua việc cắt giảm biên chế và "đóng băng" tuyển dụng, chờ đợi sự thay đổi khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên khi lượng lao động nhập cư và sự tham gia nhiều hơn của những người lao động bản địa tại Mỹ đã khiến nguồn cung lao động tăng cao.

Bài phát biểu của ông Powell tại hội nghị Jackson Hole cho thấy khả năng tình trạng sa thải gia tăng trở nên ít khả thi hơn, nhưng, theo các chu kỳ nới lỏng chính sách trước đây, tình trạng “tuyển dụng ít” hiện tại cũng có thể kéo dài, đặt ra một thách thức cho các quan chức Fed khi họ tìm cách ổn định thị trường lao động.

Trên khắp nước Mỹ, động lực giảm lạm phát đang gây áp lực lên tăng trưởng doanh thu, khiến việc thuê nhân công trong khi vẫn duy trì biên lợi nhuận trở nên khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với lĩnh vực hàng hóa không thiết yếu, vốn ước tính tăng trưởng doanh thu bị điều chỉnh giảm trong các quý tới, theo Bloomberg Intelligence. Chỉ số giá tiêu dùng cho thấy giá cả hàng hóa cốt lõi - bao gồm đồ nội thất gia đình, quần áo và ô tô - đang giảm nhanh hơn so với 20 năm qua. Đó là tin tốt cho người tiêu dùng, nhưng lại là tin xấu cho các nhà bán hàng.

Đối với lĩnh vực bất động sản, động thái cắt giảm lãi suất của Fed được cho là sẽ diễn ra quá muộn. Mùa bán hàng cao điểm yếu hơn dự kiến vào mùa xuân này khiến các công ty liên quan đến bất động sản phải đẩy lùi dự đoán về sự phục hồi đến năm sau. Họ sẽ không tăng cường tuyển dụng cho đến khi có nhiều bằng chứng hơn cho thấy người mua đang phản ứng tích cực với lãi suất thế chấp thấp hơn.

Mặc dù có sự bùng nổ đầu tư liên quan đến trí tuệ nhân tạo, nhưng ngành công nghệ dường như đang trải qua một đợt phục hồi không có việc làm. Số lượng nhân viên của Alphabet, công ty mẹ của Google, đã giảm nhẹ trong năm qua trong khi chi phí vốn tăng 85%. Meta Platforms, cũng là một công ty đầu tư lớn cho AI, đã tiếp tục tuyển dụng ròng trong vài quý qua nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với những năm 2010. AI đòi hỏi chi phí lớn cho chip, máy chủ và trung tâm dữ liệu nhưng hiện tại, dường như không cần nhiều nhân lực.

Bài học năm 2002 cho thấy ngay cả sự tăng trưởng đáng kể vào năm sau trong hoạt động kinh tế và các ngành công nghiệp nhạy cảm với lãi suất cũng không thể đảm bảo tuyển dụng sẽ tăng cao. Vào thời điểm đó, nền kinh tế đã thoát khỏi suy thoái, tăng trưởng tiêu dùng vững chắc, đầu tư bất động sản nhà ở đóng góp 0.3% vào tăng trưởng GDP thực tế và niềm tin của những nhà xây dựng tăng lên, nhưng tỷ lệ tuyển dụng nhìn chung vẫn ổn định. Phải đến nửa cuối năm 2003 - gần hai năm sau khi suy thoái năm 2001 kết thúc - hoạt động tuyển dụng mới tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp mới bắt đầu giảm.

Thị trường lao động hạ nhiệt là tín hiệu tiêu cực — số lượng việc làm giảm, tỷ lệ tuyển dụng và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng - mặc dù một số dữ liệu như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và sa thải vẫn ở mức thấp và ổn định. Fed có đủ dư địa để cắt giảm lãi suất và điều này có thể sẽ đảo ngược động lực tiêu cực đó. Tuy nhiên, triển vọng tuyển dụng trong vài quý tới có vẻ vẫn ảm đạm.

Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin đã suy đoán rằng động thái hiện tại - tuyển dụng ít và sa thải ít - là không bền vững. Cho đến khi tình trạng bế tắc này được giải quyết khi các công ty sẵn sàng tăng biên chế, thị trường lao động vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ