Dollar Mỹ trượt dốc khi tổng thống Trump cảnh báo về cuộc khủng hoảng virus
09:47 22/07/2020
Dollar Mỹ trở nên yếu hơn so với hầu hết các đồng tiền chính trong nhóm G-10, sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi tình trạng này được cải thiện.
Chỉ số DXY giảm 0.02% sau khi giảm mạnh 0.69% vào 3 phiên hôm trước. Lực bán tháo dollar Mỹ tiếp tục trở lại khi phiên New York đóng cửa, liên tiếp trong 4 ngày
"Bình luận của Trump đã “cho trader một lý do để sell dollar” ", Kyle Rodda, nhà phân tích tại IG Markets, Melbourne, cho hay. Hiện tại dollar Mỹ vẫn yếu trong phiên Á ngày hôm nay, trong khi đó Euro trở nên quá mạnh sau khi quỹ phục hồi đạt được thỏa thuận vào hôm qua, thúc đẩy triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
EUR/USD đã có lúc chạm mức 1.1542, mức cao nhất kể từ 01/2019
Câu chuyện quỹ phục hồi ngày hôm qua đã đẩy cặp EUR/USDvới ngày giao dịch là T+2 lên mức 1.1550 vào phiên Á sáng nay. Hiện tại cặp tiền đang giao dịch quanh mức 1.1540
AUD/USD tăng 0.14% lên 0.7137 sau khi tăng 1.59% trong ngày hôm qua, bất chấp những lệnh hạn chế mới có thể được áp dụng tại bang Victoria sau khi số ca nhiễm trên ngày tăng lên mức cao nhất kể từ tuần trước
Những giai đoạn ít tin tức thường là thước đo hữu ích về thiên hướng cơ bản của thị trường ngoại hối. Tính đến thời điểm này trong tuần, xu hướng gia tăng vị thế bán khống USD đã rất rõ ràng, mặc dù đồng bạc xanh vẫn bị định giá thấp đáng kể so với hầu hết các tiền tệ G10 khi xét theo các động lực ngắn hạn như lãi suất và chênh lệch cổ phiếu.
Một chỉ số đo lường USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần khi các nhà giao dịch tập trung vào cuộc họp của Nhóm G-7 để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trump đang tìm cách làm suy yếu USD.
Đồng đô la Hồng Kông đang ngày càng tiến gần đến giới hạn thấp nhất trong biên độ giao dịch khi lãi suất địa phương giảm sâu, thúc đẩy các nhà đầu tư đua nhau vay đồng tiền này để thực hiện carry-trade. Với sự chênh lệch kỷ lục giữa lãi suất Hồng Kông và Mỹ, thị trường đang chứng kiến một làn sóng biến động mạnh, khiến đồng đô la Hồng Kông có nguy cơ giảm giá sâu hơn trong thời gian tới.
Hầu hết các đồng tiền châu Á đã tăng giá vào thứ Tư khi USD suy yếu do sự bất ổn về dự luật cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump và sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 đang diễn ra, vốn thường tập trung vào các vấn đề ngoại hối. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu cán cân thương mại yếu kém của Nhật Bản, phản ánh tác động của thuế quan Mỹ. Thị trường cũng tiếp nhận các dấu hiệu cho thấy tâm lý đang xấu đi xung quanh thương mại Mỹ-Trung.
Liệu sự thống trị của đồng USD sắp kết thúc? Donald Trump quả quyết rằng “nếu chúng ta mất đồng USD trong vai trò đồng tiền toàn cầu, thì đó chẳng khác gì thua một cuộc chiến.” Nhưng chính ông lại đang khiến điều này xảy ra.
Citigroup Inc. cho biết USD có thể giảm thêm sau cuộc họp G-7 tuần này, khi các nhà lãnh đạo toàn cầu thảo luận các chính sách tiền tệ như một phần của các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
Đồng tiền chung châu Âu vẫn ổn định trên mức 1.12 nhưng trong một biên độ biến động hạn chế do lịch trình tin tức rất ít ỏi của ngày qua cùng với sự thận trọng của nhà đầu tư đã hạn chế các giao dịch đặt cược.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết ông đang sắp xếp một cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent trong tuần này để thảo luận các chủ đề bao gồm các vấn đề về tiền tệ, điều này đã thúc đẩy đồng Yên tăng giá thêm.