Deutsche Bank: Tài sản Mỹ vẫn phải đối mặt với nhu cầu thấp từ nước ngoài

Deutsche Bank: Tài sản Mỹ vẫn phải đối mặt với nhu cầu thấp từ nước ngoài

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

07:38 29/04/2025

Bất chấp sự phục hồi của thị trường trong tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài “vẫn đang đình công, không mua tài sản Mỹ”, theo nhận định của Deutsche Bank AG.

Để có được cái nhìn gần như “thời gian thực” về hành vi của nhà đầu tư nước ngoài trong những tuần gần đây, George Saravelos – trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối của Deutsche Bank – đã xem xét các dòng vốn vào nhiều quỹ đầu tư nhận tiền từ nước ngoài và rót vào cổ phiếutrái phiếu Mỹ. Dữ liệu cho thấy sự “dừng đột ngột” trong việc mua tài sản Mỹ của các nhà đầu tư nước ngoài trong hai tháng qua, và không có dấu hiệu phục hồi vào tuần trước ngay cả khi tâm lý thị trường dường như được cải thiện.

Deutsche Bank cảnh báo rằng dòng vốn nước ngoài vào Mỹ đang suy giảm nhanh chóng, thậm chí có dấu hiệu đảo chiều thành thoái vốn, tạo ra thách thức lớn đối với đồng USD. Theo báo cáo, trong kịch bản khả quan nhất, tốc độ vốn ngoại đổ vào Mỹ đã giảm mạnh, còn trong kịch bản tiêu cực hơn, các nhà đầu tư nước ngoài đang chủ động bán ra tài sản Mỹ. Diễn biến này đặc biệt đáng lo ngại vì Mỹ phụ thuộc vào dòng vốn ngoại để tài trợ cho thâm hụt kép – thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Nếu dòng vốn tiếp tục chững lại hoặc rút đi, nhu cầu đối với USD sẽ suy yếu, gây áp lực giảm giá lên đồng tiền này trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.

Trong một thời gian dài, Mỹ vốn là điểm đến ưa thích của dòng vốn nước ngoài, nhưng những năm gần đây dòng vốn này đặc biệt mạnh mẽ do thị trường Mỹ vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Theo ước tính của Deutsche Bank, tỷ trọng tài sản Mỹ trong danh mục của các nhà đầu tư châu Âu đã tăng gấp bốn lần, từ khoảng 5% năm 2010 lên 20% vào năm 2024, trong khi với nhà đầu tư Nhật Bản, tỷ trọng này đã tăng gấp đôi lên 16%.

Tuy nhiên, đồng USD đã lao dốc cùng với cổ phiếu và trái phiếu Mỹ sau khi Trump tuyên bố kế hoạch áp thuế đối với các đối tác thương mại vào đầu tháng 4. Đợt bán tháo hiếm hoi diễn ra đồng thời này đã dấy lên lo ngại rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang đồng loạt rút khỏi thị trường Mỹ.

Để có cái nhìn cập nhật thường xuyên hơn về xu hướng này, Saravelos cho biết ông đã theo dõi dòng vốn hàng ngày vào khoảng 400 quỹ ETF (quỹ giao dịch hoán đổi) tập trung vào thị trường Mỹ nhưng được thành lập ở nước ngoài, cùng với dữ liệu hàng tuần từ một nhóm lớn hơn các quỹ đầu tư đóng và mở. “Những gì chúng tôi kết luận từ cả hai nguồn dữ liệu đều không mấy tích cực”, Saravelos viết.

Đợt bán tháo tiếp tục được thể hiện rõ nhất trong dữ liệu quỹ ETF, nơi các nhà đầu tư đã bán cả cổ phiếu lẫn trái phiếu. Trong nhóm quỹ rộng hơn mà Saravelos xem xét — bao gồm các nhà đầu tư chậm hơn và nhiều nhà đầu tư ngoài châu Âu — xu hướng cho thấy nhà đầu tư đã ngừng mua cổ phiếu Mỹ, nhưng chưa thực sự trở thành người bán ròng. Tuy nhiên, với trái phiếu, dữ liệu cho thấy đang diễn ra tình trạng “bán tháo mạnh mẽ”.

Theo Saravelos, việc dòng vốn ngoại suy giảm sẽ khiến Mỹ gặp khó khăn trong việc tài trợ cho thâm hụt thương mại và ngân sách, qua đó gây áp lực giảm giá lên đồng bạc xanh. Ông dự báo EUR/USD sẽ tăng lên 1.30 và USD/JPY giảm xuống 115 vào năm 2027, phản ánh những rủi ro ngày càng lớn đối với vị thế toàn cầu của đồng tiền này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

GBP/USD duy trì vị thế trên 1.3350 khi USD suy yếu do lo ngại kinh tế
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

GBP/USD duy trì vị thế trên 1.3350 khi USD suy yếu do lo ngại kinh tế

GBP/USD mạnh lên khi USD chật vật vì Moody’s Ratings hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ Aaa xuống Aa1. Đồng bạc xanh gặp khó khăn khi các chỉ báo lạm phát như Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) và Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) cho thấy áp lực giá đang giảm bớt. Các nhà giao dịch chờ đợi báo cáo CPI của Vương quốc Anh vào thứ Tư để có manh mối về các động thái chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ nền kinh tế khi chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ nền kinh tế khi chiến tranh thương mại vẫn âm ỉ

Trung Quốc vừa hạ lãi suất cho vay và tiền gửi nhằm hỗ trợ tiêu dùng, thúc đẩy tín dụng và ổn định nền kinh tế trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, lợi nhuận ngân hàng tiếp tục chịu áp lực khi biên lãi ròng rơi xuống mức thấp kỷ lục, phản ánh nhu cầu tín dụng yếu và cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống tài chính.
Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại âm ỉ Theo Reuters
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại âm ỉ Theo Reuters

Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn lần đầu tiên kể từ tháng 10 vào thứ Ba, trong khi các ngân hàng quốc doanh lớn hạ lãi suất tiền gửi khi các nhà chức trách nới lỏng chính sách tiền tệ để giúp đệm đỡ nền kinh tế khỏi tác động của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ