Có tăng trưởng nhưng không đáng kể: BoC khả năng cao sẽ phải cắt giảm lãi suất sâu hơn để hỗ trợ nền kinh tế

Có tăng trưởng nhưng không đáng kể: BoC khả năng cao sẽ phải cắt giảm lãi suất sâu hơn để hỗ trợ nền kinh tế

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

20:39 27/09/2024

Nền kinh tế Canada cho thấy nhiều dấu hiệu suy yếu khiến Ngân hàng Trung ương Canada có khả năng sẽ phải cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy GDP vào tháng 8 không đổi khi sự suy yếu trong sản xuất và vận tải bù đắp sự gia tăng trong lĩnh vực khai thác dầu khí và khu vực công, theo báo cáo thống kê hôm thứ sáu tại Ottawa.

Đây sẽ là tháng thứ 3 trong 6 tháng Canada không tăng trưởng, mặc dù GDP đã tăng 0.2% vào tháng 7, vượt ước tính tăng 0.1% trong cuộc khảo sát các nhà kinh tế của Bloomberg.

Nhìn chung, dữ liệu cho thấy nền kinh tế trong quý 3 đang tăng trưởng với tốc độ 1% y/y, thấp hơn ước tính của các nhà kinh tế là 1.5% và dự báo của ngân hàng trung ương là 2.8%.

Sau báo cáo hôm thứ Sáu, thị trường đã nâng tỷ lệ đặt cược vào đợt cắt giảm lãi suất 50bps lên hơn 50%.

Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Canada ngày càng tập trung vào mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế sau khi lạm phát đạt mức 2% vào tháng 8. Thống đốc Tiff Macklem đã tuyên bố rõ ràng rằng ngân hàng trung ương kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn 2%.

“Dữ liệu hôm nay tiếp tục cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế Canada vẫn tiếp tục trì trệ”, theo Charles St-Arnaud, chuyên gia kinh tế tại Alberta Central. St-Arnaud hiện kỳ ​​vọng Ngân hàng trung ương Canada sẽ cắt giảm lãi suất 50bps tại cuộc họp tiếp theo.

Các quan chức BoC đã cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong ba cuộc họp liên tiếp, đưa lãi suất xuống mức 4.25% và cũng báo hiệu về nhiều đợt cắt giảm hơn nữa.

Đầu tháng này, Macklem nhấn mạnh lại rằng các quan chức BoC có thể cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản hoặc hơn trong một cuộc họp nào đó, nếu lạm phát và tăng trưởng kinh tế giảm tốc mạnh hơn dự kiến. Nhưng ông cũng cho rằng BoC có thể đẩy lùi thời điểm cắt giảm lãi suất nếu tăng trưởng mạnh hơn hoặc lạm phát dai dẳng.

Ngân hàng Trung ương Canada sẽ đưa ra quyết định vào ngày 23 tháng 10. Một số báo cáo quan trọng về tình hình lạm phát và việc làm sẽ được công bố trước khi đưa ra quyết định đó.

Vào tháng 7, các ngành dịch vụ tăng trưởng 0.2%, trong đó bán lẻ, tài chính và khu vực công dẫn đầu đà tăng. Tiện ích và sản xuất thúc đẩy sự gia tăng 0.1% trong các ngành sản xuất hàng hóa.

Ngành xây dựng giảm 0.4%, ghi nhận tháng giảm thứ hai liên tiếp và là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến mức tăng trưởng trong tháng 7.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?

Giới tài chính từng tung hô Donald Trump như vị cứu tinh của Phố Wall — một tổng thống doanh nhân sẽ đem lại thuế thấp, quy định lỏng lẻo và thị trường chứng khoán tăng vọt. Nhưng giờ đây, khi các đòn thuế quan thiếu tính toán đang khiến thị trường lao dốc, nỗi sợ suy thoái lan rộng và lòng tin sụp đổ, những người từng đặt cược vào Trump đang buộc phải bước qua từng giai đoạn của cú sốc: từ phủ nhận đến chấp nhận. Và điều cay đắng hơn cả: đây chính xác là điều ông đã hứa ngay từ đầu.
Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ