Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

15:14 09/04/2025

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.

Bạc đã chịu cú giảm mạnh trong những phiên giao dịch gần đây, đặc biệt là sau tuyên bố áp thuế nhập khẩu toàn diện của ông Trump, khiến tâm lý thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn. Riêng trong tuần trước, giá bạc đã bốc hơi hơn 13%, đánh dấu một trong những đợt điều chỉnh mạnh nhất trong vòng nhiều năm. Vào đầu tuần này, giá tiếp tục bị bán tháo, có thời điểm tụt xuống mức 28.315 USD/ounce – thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái – trước khi phục hồi nhẹ lên mức 29.99 USD/ounce vào ngày hôm qua, giảm 0.3% so với phiên liền trước.

Michele Schneider, Giám đốc chiến lược thị trường tại MarketGauge, nhận định trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News rằng mặc dù đà phục hồi hiện tại có thể tạo cảm giác hấp dẫn, đây không phải là thời điểm thích hợp để “nhảy vào” thị trường. “Rất nhiều thiệt hại đã xảy ra. Chúng ta chưa biết liệu cơn bão này đã qua hay mới chỉ bắt đầu,” bà cảnh báo.

Theo Schneider, điểm đặc biệt của giai đoạn hiện tại là thị trường không chỉ đối mặt với một rủi ro duy nhất như các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Nếu như năm 2008 là khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực nhà đất, và năm 2020 là đại dịch COVID-19 toàn cầu, thì hiện tại là sự kết hợp của nhiều yếu tố đồng thời: bất ổn thương mại do chính sách bảo hộ của Mỹ, căng thẳng địa chính trị leo thang ở nhiều điểm nóng – từ cuộc chiến Nga–Ukraine đến xung đột Israel–Hamas – cùng với tình trạng nợ công toàn cầu không bền vững, đặc biệt là thâm hụt ngân sách ngày càng sâu của Mỹ.

Ngoài ra, bà cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ toàn cầu đang bị chi phối bởi những dòng chảy khó lường: mặc dù lo ngại suy thoái gia tăng, nhưng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lại đang tăng lên – điều trái ngược với quy luật thông thường. Cùng lúc, trái phiếu lợi suất cao (junk bonds) vừa trải qua cú trượt giá mạnh nhất kể từ năm 2020, song chênh lệch lãi suất với trái phiếu chất lượng cao vẫn chưa chạm các ngưỡng cảnh báo.

Trên thị trường kim loại quý, Schneider cho biết bà đã rút toàn bộ vị thế vàng và bạc vào tuần trước, hiện giữ quan điểm trung lập. Với bạc, bà cho rằng cần chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về sự phục hồi ổn định. Mức giá 31 USD/ounce sẽ là ranh giới then chốt để xác định liệu đợt phục hồi hiện tại có đủ lực để hình thành xu hướng mới hay không.

Một yếu tố khác khiến bà Schneider thận trọng là mức chênh lệch giá giữa vàng và bạc hiện đang ở ngưỡng rất cao – tỷ lệ vàng:bạc đã vượt 106, mức cao nhất trong vòng 5 năm. “Tôi sẽ không quay lại thị trường bạc nếu chưa thấy tỷ lệ này giảm xuống dưới 94,” bà nói, đồng thời nhấn mạnh rằng trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, “không có lý do gì để vội vàng”.

teaser image

Tỷ lệ vàng/bạc vượt ngưỡng 100: Tín hiệu cảnh báo từ thị trường kim loại quý

Với vàng, bà cho biết sẽ chỉ quay lại thị trường nếu giá vượt mốc 3,030 USD/ounce. Dù coi vàng là tài sản trú ẩn chiến lược, bà cho rằng mức giá cao hiện tại cần được hỗ trợ bởi các yếu tố nền tảng – cụ thể là áp lực lạm phát. Tuy nhiên, việc giá các hàng hóa đầu vào – đặc biệt là đường và bạc – đang giảm lại cho thấy kỳ vọng lạm phát có thể đang suy yếu, làm lu mờ lý do giữ vàng ở mức cao.

Một khía cạnh khác đáng lưu ý là bối cảnh chính trị và chính sách tiền tệ toàn cầu đang góp phần thúc đẩy sự thoái vốn khỏi đồng USD – vốn là trụ cột của hệ thống tài chính quốc tế. Trong ba năm qua, nhiều ngân hàng trung ương đã đẩy mạnh nắm giữ vàng như một phần chiến lược đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, nhằm giảm thiểu rủi ro từ biến động chính sách của Mỹ.

Tất cả những yếu tố nói trên tạo nên một bức tranh phức tạp, nơi nhà đầu tư buộc phải đặt ra câu hỏi: đâu là điểm tựa an toàn? Với kim loại quý, câu trả lời dường như không còn đơn giản như trước – ít nhất là trong ngắn hạn. Trong một thế giới đầy bất ổn, khi cả thị trường và chính sách đều ở trong trạng thái dao động liên tục, lời khuyên của giới phân tích là rõ ràng: giữ bình tĩnh, quan sát và đợi thời điểm thích hợp. Sự hấp tấp lúc này có thể khiến nhà đầu tư phải trả giá đắt.

Kitco

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, kéo theo đà giảm của cả cổ phiếu và trái phiếu, phản ánh lo ngại về rủi ro chính sách và trần nợ. Dù nhu cầu mua vẫn ổn định, phần bù kỳ hạn cao cho thấy tâm lý bất an còn hiện hữu trong bối cảnh tài khóa thắt chặt và chi phí vay tăng.
ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng

ECB nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất lần thứ bảy khi các đòn thuế mới từ Mỹ đẩy triển vọng tăng trưởng châu Âu vào vùng rủi ro. Dù có những tiếng nói kêu gọi thận trọng, phần lớn giới chức tin rằng lộ trình nới lỏng vẫn chưa thể dừng lại trong môi trường toàn cầu đầy bất ổn.
Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?

Trong hai tuần qua, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích đã tích cực tìm hiểu mục tiêu cuối cùng trong chiến lược thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Sự đảo ngược chính sách đáng chú ý tuần trước, khi Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn áp dụng phần lớn các mức thuế này trong 90 ngày, diễn ra sau nhiều ngày Nhà Trắng khẳng định rằng các biện pháp thuế quan không phải để đàm phán mà là chiến lược dài hạn nhằm tái sinh cơ sở công nghiệp Hoa Kỳ và tạo thêm việc làm.
Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại. Tuy nhiên khối này vẫn hết sức dè dặt về nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa bị chuyển hướng từ Hoa Kỳ.
Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell công khai chỉ trích các chính sách thuế quan và sáng kiến chi tiêu của Trump, đồng thời khẳng định tính độc lập pháp lý của Fed trước nguy cơ bị can thiệp chính trị. Ông cảnh báo rằng các chính sách hỗn loạn đang cản trở khả năng ổn định lạm phát và việc làm — hai mục tiêu cốt lõi của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ