Cập nhật tiến độ triển khai của vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu

Cập nhật tiến độ triển khai của vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

16:02 20/01/2021

Vắc-xin đang là hy vọng lớn nhất hiện tại để kiểm soát đại dịch Covid-19

Cập nhật tiến độ tiêm chủng vắc-xin tại Mỹ

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đã chính thức bắt đầu. Hơn 46.2 triệu liều vắc xin đã được cấp phép tại 51 quốc gia, theo dữ liệu tổng hợp bởi Bloomberg. Tốc độ tiêm chủng trung bình hiện là khoảng 2.35 triệu liều mỗi ngày.

Quá trình tiêm chủng tại Mỹ đã được bắt đầu từ ngày 14/12/2020 đối với các đối tượng là nhân viên chăm sóc sức khỏe và hiện đã có 15.6 triệu liều được sử dụng. Trong tuần trước, có khoảng 806 nghìn liều vắc-xin được sử dụng trung bình mỗi ngày tại Mỹ.

Số liều vắc-xin trung bình đã được tiêm chủng trên 100 người tại các Bang của Mỹ. Nguồn: Bloomberg

Số lượng vắc-xin triển khai thực tế thấp hơn so với dự kiến do tiến độ không đồng giữa các bang. Vòng tiêm chủng đầu tiên đã được thực hiện xong chủ yếu thông qua các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe. Vòng triển khai tiếp theo sẽ được thực hiện phổ biến hơn tại các nhà thuốc và phòng khám, nơi mà vắc-xin vẫn thường xuyên được sử dụng, và mở rộng phạm vi của vắc-xin tới người dân. Một số bang đã sử dụng các sân vận động và công viên để làm các trung tâm tiêm chủng quy mô lớn.

Hiện số lượng vắc-xin tại Mỹ mới chỉ ở mức khoảng 4.7 liều/100 người. Nguồn: Bloomberg

Trong nỗ lực để đẩy nhanh quá trình triển khai vắc-xin, chính quyền Mỹ vào ngày 12/01 đã bắt đầu khuyến khích các bang thực hiện tiêm chủng cho những người từ 65 tuổi trở lên và những người trên 16 tuổi có tình trạng sức khỏe đặc biệt. Mục tiêu sẽ là phổ cập vắc-xin tới khoảng 1/3 dân số của Mỹ.

Trung bình khoảng 800 nghìn liều vắc-xin được tiêm chủng mỗi ngày tại Mỹ trong tuần trước. Nguồn: Bloomberg

Hiện chính quyền Mỹ đang tiến hành phân bổ vắc-xin của Pfizer và Moderna tới các bang, đồng thời thông báo sẽ đẩy nhanh quá trình tiêm chủng trong thời gian tới. Cả 2 loại vắc-xin trên đều yêu cầu tiêm 2 mũi cách nhau trong vài tuần. Có ít nhất khoảng 1.96 triệu người đã hoàn thành phác đồ trên.

Quá trình triển khai vắc-xin đã khởi động trên phạm vi toàn cầu

Vắc-xin của Pfizer hiện đã được cấp phép sử dụng tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Trung Đông, đồng thời các chiến dịch vắc-xin cũng đã bắt đầu tại ít nhất 51 quốc gia. Cả vắc-xin của Pfizer và Moderna đều cho kết quả giảm nguy cơ lây nhiễm lên tới 95% trong các cuộc thử nghiệm trên hơn 10 nghìn tình nguyện viên. Vắc-xin nghiên cứu bởi AstraZeneca và đại học Oxford cũng đã nhận được cấp phép chính thức tại Anh vào 30/12/2020.

Một số các quốc gia khác đã đi trước trong quá trình triển khai vắc-xin. Trung Quốc và Nga đã sớm cấp phép cho vắc-xin của mình vào tháng 7 và 8, trước khi có kết quả thử nghiệm chính thức. Kể từ thời điểm trên tới nay, hàng triệu liều vắc-xin đã được sử dụng, tuy rằng quá trình trên thường ít được cập nhật chính thức.

Bản đồ các quốc gia đã triển khai vắc-xin trên toàn cầu. Nguồn: Bloomberg

Trong chiến dịch vắc-xin trên toàn cầu, đã có sự không đồng đều giữa các quốc gia về khả năng tiếp cận với vắc-xin cũng như hiệu quả tiêm chủng. Tốc độ tiêm chủng của Israel vượt trội so với các quốc gia khác, với trung bình 29.8 liều đã được sử dụng trên 100 người. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia khác hiện vẫn chưa tiến hành bắt đầu tiêm chủng. Việc triển khai hàng tỷ mũi vắc-xin ra toàn cầu nhằm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 sẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành vận chuyển trong lịch sử.

Cuộc chạy đua triển khai vắc-xin đã bắt đầu trên toàn cầu. Nguồn Bloomberg

Các quốc gia sử dụng các cách tiếp cận tới vắc-xin khác nhau

Trong nỗ lực để vượt qua một trong những cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong lịch sử, các quốc gia đã gặp những khó khăn để tiếp cận với nguồn cung vắc-xin. Theo ước tính, khoảng 8.33 tỷ liều vắc-xin đã được đặt hàng tới lúc này.

Số lượng trên có thể đủ cho khoảng 1/2 dân số toàn cầu (hầu hết các vắc-xin đều yêu cầu tiêm 2 mũi), nếu như được phân phối đồng đều. Tuy nhiên, điều này là rất khó khăn. Các quốc gia phát triển có lợi thế để đặt những đơn hàng lớn cũng như yêu cầu vận chuyển bằng kho lạnh khiến các vùng hẻo lánh khó có thể tiếp cận được vắc-xin. Một số quốc gia sẽ phải đợi tới năm 2022 hoặc muộn hơn mới có thể sử dụng vắc-xin.

Vắc-xin của AstraZeneca đang dẫn đầu với các đơn hàng đặt trước có quy mô cho khoảng 1.48 tỷ người, gần gấp đôi so với các ứng viên còn lại. Kế hoạch tiếp cận với vắc-xin cũng là khác nhau giữa các quốc gia:

  • Mỹ đã ký kết thỏa thuận đơn phương với tất cả nguồn cung sản xuất trong nước;
  • Nhiều quốc gia khác sẽ nhận vắc-xin thông qua Covax, một tổ chức được hỗ trợ bởi WHO nhằm mục đích phân phối vắc-xin đồng đều ra toàn cầu;
  • Một thỏa thuận được môi giới bởi tỷ phú Mexico Carlos Slim sẽ phân phối vắc-xin giá rẻ cho khu vực Châu Mỹ La-tinh;
  • Ấn Độ đã được đặt hàng để sản xuất khoảng 2.2 tỷ liều vắc-xin và dự kiến sẽ phân phối ra các quốc gia trong cùng khu vực;
  • Canada, với dân số khoảng 38 triệu người, đã ký hợp đồng với ít nhất 7 công ty sản xuất để đáp ứng nguồn cung tương ứng tới 112 triệu người. Con số trên vẫn chưa tính tới lượng vắc-xin đăng ký thông qua Covax;
  • Trung Quốc và Nga sẽ sử dụng chủ yếu vắc-xin sản xuất trong nước, Sputnik V và Sinopharm. 
Mức độ bao phủ dự kiến của vắc-xin tại các quốc gia

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bài học của cựu chủ tịch Fed Volcker về việc phục hồi uy tín của Mỹ sau khủng hoảng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học của cựu chủ tịch Fed Volcker về việc phục hồi uy tín của Mỹ sau khủng hoảng

Paul Volcker, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã để lại những bài học quan trọng về quản lý kinh tế có năng lực. Trong bối cảnh chính quyền Trump đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì uy tín của Mỹ trên trường quốc tế, những nguyên tắc mà Volcker áp dụng trong suốt sự nghiệp có thể là chìa khóa để phục hồi và giữ vững niềm tin vào đồng đô la và nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, với những quyết sách mang tính chất đơn phương và thiếu chuẩn bị, chính quyền hiện tại đang đứng trước nguy cơ mất mát nghiêm trọng nếu không thay đổi cách tiếp cận.
Thế giới sẽ đối phó thế nào với mê cung thuế quan trong kỷ nguyên Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thế giới sẽ đối phó thế nào với mê cung thuế quan trong kỷ nguyên Trump?

Các lãnh đạo doanh nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư đang phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin về chính sách thuế quan Mỹ trong thời gian gần đây. Tình hình trở nên phức tạp hơn khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn việc áp thuế đối ứng mà trước đó được xem là sẽ áp dụng lâu dài. Điều này đã khiến thị trường tài chính biến động mạnh và buộc Phố Wall phải điều chỉnh lại các dự báo kinh tế.
Hàng triệu lao động Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng việc làm do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hàng triệu lao động Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng việc làm do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Giữa lúc nền kinh tế Trung Quốc đang chao đảo trước làn sóng suy thoái bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump phát động, thị trường lao động đang lao dốc đã làm suy giảm nghiêm trọng khả năng chống chọi của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.
Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Biến động vàng, xăng và năng lượng: Những biểu đồ quyết định tuần này

Vàng tiếp tục lập kỷ lục cao mới trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, trong khi nhu cầu về trạm sạc xe điện và sự phát triển năng lượng gió tại Mỹ tăng mạnh. Giá xăng tại Mỹ giảm nhưng chưa đạt mục tiêu của Tổng thống Trump, và dự trữ đậu nành của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại với Trung Quốc.
Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tập Cận Bình mở đầu chuyến thăm Việt Nam với cảnh báo về “chiến tranh thương mại không có kẻ thắng” trước đòn thuế của ông Trump

Trong bối cảnh chính quyền Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan khắt khe chưa từng có đối với hàng hóa Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Đông Nam Á làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm 2025.
Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước suy yếu của đồng USD tăng mạnh

Nhu cầu phòng hộ rủi ro trước khả năng đồng USD suy yếu đã đạt mức cao nhất trong năm năm, khi chính sách thuế quan của chính quyền Trump làm suy giảm niềm tin vào đồng bạc xanh. Chỉ số quyền chọn đối với USD đã lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 0, cho thấy xu hướng giảm giá của đồng USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ