Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn đang rất thận trọng về lạm phát và chính sách

Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn đang rất thận trọng về lạm phát và chính sách

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:15 21/05/2024

Các quan chức Fed cho biết họ vẫn chưa có đủ niềm tin rằng lạm phát đang hướng tới mục tiêu 2%, mặc dù dữ liệu tuần trước cho thấy CPI của Mỹ trong tháng 4 đã chậm hơn dự kiến.

Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson cho biết, mặc dù dữ liệu lạm phát tháng 4 mang lại nhiều điều tích cực, còn quá sớm để biết liệu lạm phát có trở lại mục tiêu một cách bền vững hay không.

Jefferson mô tả chính sách tiền tệ hiện tại là thắt chặt và từ chối cho biết liệu Fed có bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay hay không, ông cho biết sẽ đánh giá cẩn thận dữ liệu kinh tế sắp tới.

Phó Chủ tịch Giám sát Fed Michael Barr, cho biết các chỉ số lạm phát quý đầu tiên đáng thất vọng và ông chưa có đủ niềm tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Giống như Jefferson, Barr củng cố thông điệp của Fed rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ được trì hoãn cho đến khi lạm phát quay trở lại mục tiêu 2% của Fed.

Barr nói: “Chúng tôi sẽ cần để chính sách thắt chặt có thêm thời gian để tiếp tục phát huy tác dụng”.

CPI hạ nhiệt trong tháng 4 và doanh số bán lẻ không tăng, điều này cho thấy kinh tế Mỹ có thể đang mất đà khi đối mặt với lãi suất thắt chặt của Fed.

Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn thận trọng và muốn đảm bảo lạm phát hoàn toàn quay trở lại mức mục tiêu 2% trước khi cắt giảm lãi suất.

Chủ tịch Fed bang Cleveland, Loretta Mester cho biết bà tiếp tục tin rằng lạm phát sẽ giảm trong năm nay, mặc dù chậm hơn so với dự đoán của bà. Tuy nhiên, việc lạm phát không đạt được tiến triển trong quý đầu tiên, cùng với nền kinh tế mạnh hơn dự kiến, khiến bà tin rằng Fed sẽ không thể cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay. Hơn nữa, nếu lạm phát cao hơn so với kỳ vọng của bà, Fed hoàn toàn có thể giữ nguyên hoặc tăng lãi suất.

Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cho biết bà không thấy có bằng chứng nào về sự cần thiết phải tăng lãi suất, nhưng đồng thời cũng không tin tưởng rằng lạm phát đang giảm xuống mức 2%, nên việc cắt giảm lãi suất hiện tại cũng không cần thiết.

Cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed là cuộc họp ngày 11-12/6. Các trader đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 9.

Jefferson vẫn thận trọng trong lời nói của mình, đồng thời cho rằng kinh tế Mỹ vẫn có thể tiếp tục phát triển và tạo ra nhiều việc làm hơn. Ông lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm vẫn ổn định, điều này mang lại cho ông niềm tin rằng Fed có thể kiểm soát lạm phát.

Jefferson cũng cân nhắc về tình trạng thắt chặt định lượng của Fed và lưu ý rằng các kế hoạch nhằm làm chậm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán cho phép quá trình này diễn ra với ít rủi ro hơn, giảm thiểu căng thẳng trên thị trường tài chính.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ