Các giao dịch phòng ngừa rủi ro của Phố Wall đang trải qua một tuần đầy sóng gió

Các giao dịch phòng ngừa rủi ro của Phố Wall đang trải qua một tuần đầy sóng gió

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

10:11 03/06/2024

Nhà đầu tư bearish đã lặp đi lặp lại điệp khúc trong nhiều tháng qua: Mô hình phân bổ tài sản 60/40 vẫn bị chi phối bởi lo ngại về tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng.

Sau các đợt đấu giá trái phiếu chính phủ kém sôi động khiến các tài sản chủ chốt chao đảo với lợi suất trái phiếu tăng mạnh, các nhà phê bình trông có vẻ ít phản đối hơn trong tuần này. Cổ phiếu và trái phiếu đều ghi nhận những đợt rung lắc mới, gây khó khăn cho các danh mục đầu tư cân bằng 60/40 và chiến lược phòng ngừa rủi ro ở Phố Wall.

Với Fed không vội vã cắt giảm lãi suất, chỉ số S&P 500 chấm dứt đà tăng 5 tuần, trong khi trái phiếu chính phủ và mức xếp hạng tín nhiệm cấp đầu tư đều giảm mặc dù lạm phát ở mức vừa phải trong báo cáo thứ Sáu đã đẩy giá trái phiếu tăng.

Đó là một tuần nhiều sự kiện với mọi thứ từ bước chuyển dịch lịch sử trong việc giải quyết vốn chủ sở hữu ở Mỹ, sự cố trong việc niêm yết giá trực tiếp chỉ số S&P 500 và phán quyết tòa tuyên án cựu Tổng thống Donald Trump - thêm một tham số gây ra biến động trước cuộc bầu cử tháng 11. Nhưng vượt ra khỏi tầm ồn ào, một điều rõ ràng: Các chiến lược đầu tư cân bằng đặt cược vào sự an toàn của trái phiếu vẫn chưa thoát khỏi nguy hiểm. Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều cuộc thảo luận về việc phân tán vào các kênh đầu tư thay thế khác bao gồm cơn sốt thị trường tư nhân.

Josh Kutin, trưởng bộ phận phân bổ tài sản tại khu vực Bắc Mỹ của Columbia Threadneedle Investments cho biết: "Tương quan lớn giữa cổ phiếu và trái phiếu đã khiến việc phân bổ tài sản tìm kiếm sự đa dạng hóa trở nên khó khăn hơn". Ông nói "Cách tiếp cận truyền thống đã không còn hiệu quả như trước kể từ năm 2022".

Với chỉ số S&P 500 tăng 11% kể từ đầu năm, ý tưởng phòng ngừa rủi ro bằng trái phiếu có vẻ như là ý nghĩ muộn màng, trong khi diễn biến chung của thị trường nhạt nhòa so với những ngày đen tối do lạm phát gây ra vào năm 2022. Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ vẫn đang vật lộn với những xu hướng đầy thách thức trong trái phiếu.

Một điều đáng chú ý là Hệ số tương quan được theo dõi trong 50 ngày giữa quỹ ETF Trái phiếu Chính phủ Mỹ 20+ Năm iShares (mã TLT) và Quỹ Tín thác ETF SPDR S&P 500 (mã SPY) vẫn duy trì ở mức dương trong 10 tháng qua, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Điều này đang gây ra thách thức cho một chiến lược định lượng phổ biến nhằm đa dạng hóa rủi ro trên nhiều loại tài sản. Quỹ ETF RPAR Risk Parity (mã RPAR) đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa, đã giảm trong tuần thứ hai liên tiếp. Tương tự, một chỉ số Bloomberg theo dõi mô hình phổ biến 60/40, phân bổ 60% cho cổ phiếu và 40% cho trái phiếu cũng giảm điểm.

Thay vì cân bằng lẫn nhau và "làm dịu" các biến động giá, sự đồng biến động giữa các loại tài sản khác nhau thực tế đang khiến RPAR trở nên biến động hơn, hay nói cách khác là rủi ro hơn so với chỉ nắm giữ cổ phiếu.

Mặc dù lạm phát và chính sách của NHTW đã củng cố cho sự biến động của các tài sản, nhưng đầu tuần này chứng kiến một nhân tố thúc đẩy khác khi nhu cầu yếu đối với các đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ đã đẩy lợi suất tăng trên toàn đường cong. Điều này lại kéo giá cổ phiếu giảm mặc dù tháng qua chứng kiến sự tăng trưởng lớn bất thường của các tài sản rủi ro.

Tại Gavekal Capital, nhà sáng lập Charles Gave lập luận rằng xu hướng lạm phát tiềm ẩn có thể buộc nhà đầu tư phải tập trung vào việc bảo toàn vốn và chuyển nhiều tiền hơn vào tiền mặt và vàng.

"Duy trì một danh mục đầu tư cân bằng là con đường dẫn đến suy thoái, nếu chúng ta đang quay trở lại giai đoạn lạm phát", Gave viết trong một ghi chú gần đây. "Trong những năm 1970, các nhà đầu tư giữ tỷ trọng 50-50 giữa trái phiếu và cổ phiếu đã mất hơn 50% theo giá trị thực tế trong thập kỷ tiếp theo", ông nói thêm. "Không có lý do gì để nghĩ rằng điều tương tự sẽ không xảy ra một lần nữa."

Tuy nhiên, đối với nhiều người trên Phố Wall, có rất nhiều lý do để lạc quan về các giao dịch 60/40 ít nhất trong ngắn hạn, với lãi suất trái phiếu hấp dẫn sẽ giảm bớt tác động từ cổ phiếu giao dịch ở mức định giá cao. Nhưng tình hình có vẻ đang trở nên khó khăn. Với việc Fed dự kiến sẽ không cắt giảm lãi suất cho đến cuối năm nay, Kho bạc có nguy cơ báo lỗ trong "năm của trái phiếu" đã không thành hiện thực.

Bryce Doty, quản lý danh mục cấp cao tại Sit Investment Associates nói rằng đợt kích thích kinh tế quy mô lớn trong đại dịch "đã phá vỡ mối quan hệ giữa trái phiếu kho bạc và cổ phiếu". "Sẽ mất khoảng một hoặc hai năm trước khi điều này trở lại bình thường. Vì vậy, trong một hoặc hai năm tới, sẽ không còn nhiều lựa chọn để đa dạng hóa như trước đây".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Sụt giảm doanh thu tài chính của Trung Quốc chậm lại bất chấp biến động thương mại

Doanh thu tài chính của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý đầu tiên, dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy, mang lại một chút nhẹ nhõm cho các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực giảm thiểu tác động của thuế quan Mỹ.
Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh đặt cược lớn: Dẫn dòng tiết kiệm vào thị trường

Lãi suất tiền gửi một năm tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 1%, đánh dấu bước ngoặt trong nỗ lực kéo dòng tiền từ ngân hàng sang thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đà suy yếu của kinh tế vĩ mô, lợi nhuận ngân hàng sụt giảm và rủi ro giảm phát khiến chiến lược này tiềm ẩn nhiều hệ lụy.
Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ngân hàng Trung ương Úc cắt giảm lãi suất, mở cửa cho việc nới lỏng thêm khi rủi ro toàn cầu gia tăng

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) vừa cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong hai năm giữa bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và rủi ro thương mại toàn cầu gia tăng. Thống đốc RBA nhấn mạnh đợt cắt giảm thận trọng 25 điểm cơ bản nhằm giữ không gian chính sách linh hoạt cho các bước điều chỉnh tiếp theo. Dù thị trường đã kỳ vọng nới lỏng, sự bất ổn từ thuế quan Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn là thách thức lớn với nền kinh tế Úc.
HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

HĐTL giảm, Home Depot báo cáo kết quả trong bối cảnh thuế quan được chú ý - Điều gì đang tác động đến thị trường

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang theo dõi triển vọng các hiệp định thương mại tương lai của Mỹ. Không có thỏa thuận nào dự kiến được đề xuất trong cuộc họp các bộ trưởng tài chính Nhóm Bảy nước tại Canada trong tuần này, nhưng các báo cáo cho biết Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trong những ngày tới. Chương trình thuế quan của Tổng thống Donald Trump đóng vai trò trung tâm trong báo cáo thu nhập gần đây nhất của Home Depot, đặc biệt sau khi Walmart lưu ý rằng họ có thể sẽ sớm tăng giá do các khoản thuế này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ