Các định chế tài chính đồng lòng short GBP trước thềm cuộc họp BoE

Các định chế tài chính đồng lòng short GBP trước thềm cuộc họp BoE

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:39 21/09/2023

Lạm phát Anh bất ngờ giảm đã giúp phe short GBP thắng lớn và một số nhà phân tích nhận thấy dư địa giảm vẫn còn.

GBPUSD (khung D1)
GBPUSD (khung D1)

GBPUSD đã giảm xuống 1.2305 trong phiên  u thứ Năm, mức thấp nhất kể từ tháng 4 khi các trader đánh giá lại khả năng BoE tiếp tục tăng lãi suất. Ngân hàng CBA cho biết GBP có thể suy yếu xuống 1.2075 trong khi Nomura dự báo giảm sâu hơn về 1.18.

Theo Carol Kong, chiến lược gia tại CBA, “hiện có nguy cơ cao hơn là BOE sẽ báo hiệu sự kết thúc của chu kỳ thắt chặt tại cuộc họp hôm nay. Giọng điệu ôn hòa sau cuộc họp có thể ảnh hưởng thêm đến kỳ vọng của BoE và GBPUSD.”

Một pha giảm nữa có thể khiến vận mệnh của GBP tồi tệ hơn sau khi đồng tiền này giảm gần 3% trong tháng này. Dữ liệu lạm phát thứ Tư đã tiếp thêm động lực mới cho đội đánh xuống, đồng thời thúc đẩy những ngân hàng như Nomura và Goldman Sachs đảo ngược dự báo tăng lãi suất.

Thị trường hạ định giá BoE thắt chặt từ 80% tuần trước xuống chỉ khoảng 50%. Một số nhà kinh tế kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ lựa chọn “tăng lãi suất ôn hòa” giống như Ngân hàng Trung ương Châu u đã làm trong quyết định mới nhất của mình.

Ngân hàng DBS nằm trong số những bên có quan điểm đó. Các chiến lược gia gồm Taimur Baig viết trong một ghi chú rằng mặc dù ngân hàng dự báo BoE thắt chặt 25bp, họ dự báo “đồng bảng Anh sẽ giảm do quyết định tăng lãi suất ôn hòa vào ngày hôm nay”.

Jordan Rochester, chiến lược gia tiền tệ tại Nomura, viết trong một ghi chú: “Có thể giữ short GBPUSD xuống 1.22, sau đó là đáy 1.18 được thiết lập vào tháng 3”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu châu Âu có tận dụng được cơ hội vàng từ những xáo trộn chính trị Mỹ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu châu Âu có tận dụng được cơ hội vàng từ những xáo trộn chính trị Mỹ?

Bầu không khí lạc quan đang lan tỏa trong giới chức Liên minh Châu Âu, tạo nên sự tương phản rõ rệt với tâm trạng ảm đạm vài tháng trước đây. Chính sách áp thuế quan và những cuộc tấn công vào nguyên tắc pháp quyền từ Tổng thống Donald Trump đã vô tình thúc đẩy tình đoàn kết tại châu Âu và khiến các nhà đầu tư tìm đến đồng Euro như một bến đỗ an toàn.
Powell và trận chiến bảo vệ Fed giữa làn sóng công kích chính trị
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell và trận chiến bảo vệ Fed giữa làn sóng công kích chính trị

Chủ tịch Fed Jay Powell đang đối mặt với áp lực từ Tổng thống Trump, người liên tục chỉ trích ông vì không nới lỏng chính sách tiền tệ đủ nhanh. Tuy nhiên, Powell kiên định bảo vệ sự độc lập của Fed, được hậu thuẫn bởi nền tảng pháp lý vững chắc và sự ủng hộ từ giới tài chính lẫn Quốc hội. Cuộc đối đầu này có thể kéo dài, đặc biệt nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào nguy cơ đình lạm.
Tại sao "liệu pháp" khí đốt của Tổng thống Trump khó có thể cứu vãn thâm hụt thương mại Mỹ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tại sao "liệu pháp" khí đốt của Tổng thống Trump khó có thể cứu vãn thâm hụt thương mại Mỹ?

Trước mối quan ngại của nhiều quốc gia về việc thặng dư thương mại với Hoa Kỳ có thể khiến họ trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan, Tổng thống Donald Trump đề xuất một phương án giải quyết mang tính chiến lược. Đó là tăng cường mua nhiên liệu Mỹ.
Sự thật phũ phàng: Trái phiếu chính phủ Mỹ luôn tiềm ẩn rủi ro?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sự thật phũ phàng: Trái phiếu chính phủ Mỹ luôn tiềm ẩn rủi ro?

Gần như mọi cuộc khủng hoảng hay sụp đổ tài chính đều bắt nguồn từ sự ngộ nhận về bản chất của tài sản được cho là "phi rủi ro". Các nhà đầu tư thường tự tin rằng họ đang nắm giữ tài sản an toàn tuyệt đối—có thể là chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cổ phần trong quỹ đầu tư Bernie Madoff, hay trái phiếu chính phủ Hy Lạp—để rồi bàng hoàng khi khám phá ra thực tế trái ngược.
Chứng khoán và đồng USD bật tăng nhờ tín hiệu hạ nhiệt từ Fed và tiến triển đàm phán thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán và đồng USD bật tăng nhờ tín hiệu hạ nhiệt từ Fed và tiến triển đàm phán thương mại

Thị trường chứng khoán và đồng USD đồng loạt phục hồi sau khi Tổng thống Trump khẳng định không sa thải Chủ tịch Fed và phát đi tín hiệu giảm căng thẳng thương mại. Các cuộc đàm phán với Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản tiến triển tích cực, giúp tâm lý nhà đầu tư cải thiện rõ rệt. Trong khi đó, Bitcoin vượt mốc 90.000 USD, đánh dấu đà tăng trở lại sau nhiều tuần giằng co.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent dự báo cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc sẽ sớm hạ nhiệt
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent dự báo cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc sẽ sớm hạ nhiệt

Trong phát biểu tại hội nghị đầu tư kín diễn ra vào ngày thứ Ba, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent đã bày tỏ quan điểm rằng cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc không thể tiếp tục kéo dài và hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ cần tìm những giải pháp làm giảm căng thẳng trong quan hệ thương mại song phương.
Cơ hội mới cho châu Á từ các hiệp định thương mại vắng bóng Trung Quốc?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cơ hội mới cho châu Á từ các hiệp định thương mại vắng bóng Trung Quốc?

Trong mọi cuộc xung đột, việc củng cố mối quan hệ với đồng minh luôn là yếu tố then chốt. Đối với Donald Trump, nguyên tắc này cũng áp dụng cho cuộc chiến thương mại hiện tại. Một số cố vấn thân cận đã nhận thức rõ điều này: Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đang tận dụng "khoảng thời gian hoãn 90 ngày" mà ông đạt được từ Tổng thống để củng cố quan hệ với các đối tác nhằm bao vây Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ