Bóng ma suy thoái tại New Zealand: Khó có một cú “hạ cánh mềm”

Bóng ma suy thoái tại New Zealand: Khó có một cú “hạ cánh mềm”

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

08:35 09/04/2024

Nền kinh tế New Zealand có thể rơi vào giai đoạn “chồng chất khó khăn” sau khi niềm tin của doanh nghiệp sụt giảm mạnh trong quý đầu tiên.

Theo cuộc khảo sát ý kiến doanh nghiệp quý I của Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand (NZIER) công bố tại Wellington ngày thứ Ba cho thấy:

  • 25% doanh nghiệp bi quan về triển vọng kinh tế trong sáu tháng tới, tăng so với mức 2% của quý IV
  • 23% doanh nghiệp cho biết hoạt động kinh doanh của họ đã xấu đi trong quý I, đồng thời cũng là mức xấu nhất kể từ giữa năm 2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát.

Rơi vào thế khó, chỉ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2020

Báo cáo cho thấy việc RBNZ duy trì lãi suất cao để kìm hãm nhu cầu chi tiêu và lạm phát đang ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và buộc họ phải cắt giảm lao động. Trong 5 quý gần đây, nền kinh tế New Zealand đã suy giảm hết 4 quý. Nguy cơ hiện hữu là nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục phát ra báo động đỏ trong năm 2024.

Doanh nghiệp New Zealand gặp nhiều khó khăn trong quý I, chỉ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2020

Nguy cơ "hạ cánh cứng" gia tăng, RBNZ có thể cắt giảm lãi suất sớm hơn

"Câu hỏi quan trọng là chúng ta sẽ đối mặt với cú hạ cánh mềm hay cứng?", Christina Leung, Nhà kinh tế trưởng của NZIER, chia sẻ trong một cuộc họp báo. "Trước đây, dự báo của chúng tôi là một cú hạ cánh mềm cho nền kinh tế New Zealand. Tuy nhiên, với báo cáo này, nguy cơ về một cú hạ cánh cứng đang gia tăng."

RBNZ dự kiến giữ nguyên Lãi suất chính sách ở mức 5.5% vào ngày mai và đã ra hiệu trước đó rằng chưa thể cắt giảm lãi suất cho đến năm 2025. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán việc nới lỏng chính sách sẽ bắt đầu vào cuối năm 2024, nhưng NZIER cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ duy trì cho đến tháng 5 năm sau.

"Nếu chúng ta phải hạ cánh cứng hoặc hoạt động kinh tế tiếp tục suy yếu, dẫn đến lạm phát giảm nhanh hơn, RBNZ có thể cắt giảm lãi suất sớm hơn", bà Leung nói.

Báo cáo hôm nay cũng không mang đến nhiều tích cực. 11% doanh nghiệp đã sa thải lao động trong quý đầu tiên và chỉ 2% dự kiến tuyển dụng trong quý tiếp theo. Lợi nhuận dự kiến của 33% doanh nghiệp sẽ giảm trong quý II và kế hoạch đầu tư đang bị thu hẹp.

Bà Leung cho biết lợi nhuận của các doanh nghiệp đang giảm vì họ chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn ngay cả khi chi phí tăng, đây là tín hiệu tốt cho triển vọng lạm phát vì nó cho thấy áp lực giá đang giảm. Mặc khác, niềm tin đã tăng lên trong quý IV sau cuộc bầu cử của Chính phủ trung hữu hứa sẽ loại bỏ các thủ tục rườm rà trong nền kinh tế và cắt giảm thuế.

"Tuy nhiên, thực tế về một nền kinh tế yếu kém đã nhanh chóng đưa mọi thứ về quỹ đạo và niềm hân hoan sau cuộc bầu cử nhanh chóng bị dập tắt” - Miles Workman, Nhà kinh tế cấp cao thuộc ANZ Bank New Zealand tại Wellington cho biết: "Về tổng thể, tâm lý đang xấu đi so với quý trước về mặt hoạt động, nhưng bù lại, có một chút tiến triển về mặt lạm phát."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ