Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Lãi suất có thể sẽ phải tăng để nền kinh tế không tăng trưởng "quá nóng"

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Lãi suất có thể sẽ phải tăng để nền kinh tế không tăng trưởng "quá nóng"

08:45 05/05/2021

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng Fed nên tăng lãi suất để kiểm soát tốc độ tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế Mỹ sau khi chính phủ bơm hàng nghìn tỷ USD kích thích tài khóa.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Lãi suất có thể sẽ phải tăng để nền kinh tế không tăng trưởng "quá nóng"
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Lãi suất có thể sẽ phải tăng để nền kinh tế không tăng trưởng "quá nóng"

"Có thể Fed phải tăng lãi suất một chút để đảm bảo nền kinh tế Mỹ không tăng quá nóng dù các gói kích thích tài khóa là tương đối nhỏ so với quy mô của nền kinh tế", bà Yellen gợi ý.

"Các gói chi tiêu bổ sung là những khoản đầu tư mà nền kinh tế Mỹ cần để gia tăng năng lực cạnh tranh và trở nên hiệu quả hơn. Tôi nghĩ nền kinh tế của chúng ta sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhờ các gói kích thích này", Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục.

Tuy nhiên, sau đó, bà đã điều chỉnh bình luận cũ. Bà Yellen khẳng định, bà tôn trọng tính độc lập của Fed và không có ý tác động đến việc ấn định lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ. Bà Yellen từng làm Chủ tịch Fed trong giai đoạn 2014 – 2018, CNBC thông tin thêm.

"Không phải tôi đang dự đoán hay gợi ý điều gì", bà Yellen cho biết tại Hội nghị Hội đồng Giám đốc Điều hành của Wall Street Journal . "Nếu ai đó coi trọng tính độc lập của Fed thì đó chính là tôi. Hơn nữa, tôi tin rằng chúng ta nên tin tưởng Fed sẽ làm mọi thứ cần thiết để đạt được mục tiêu kép của họ".

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bùng nổ, tăng trưởng GDP quý I năm nay đạt mức 6.4%. Gần đây, Goldman Sachs dự đoán tăng trưởng của quý II sẽ đạt khoảng 10.5%.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 3 năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã phân bổ khoảng 5,300 tỷ USD chi tiêu tài khóa, dẫn đến thâm hụt ngân sách hơn 3,000 tỷ USD trong năm 2020 và 1,700 tỷ USD trong nửa đầu năm tài khóa 2021.

Hiện tại, chính quyền Joe Biden đang thúc đẩy một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 2,000 tỷ USD và một số gói chi tiêu khác cho giáo dục và chăm sóc trẻ em cũng trị giá vài nghìn tỷ USD.

Bộ trưởng Janet Yellen cho biết Mỹ cần tập trung vào kế hoạch tài khóa trong dài hạn, nhưng cũng nói thêm rằng chi tiêu cho các vấn đề trọng tâm trong nhiệm vụ của chính phủ liên bang đã bị "phớt lờ" quá lâu.

Tổng thống Biden đang "có một chiến lược tham vọng nhằm bù đắp cho hơn một thập kỷ đầu tư yếu kém vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, con người, cộng đồng và nhóm các doanh nghiệp nhỏ", bà Yellen bày tỏ. "Tuy nhiên, chúng ta ngủ quên quá lâu, khiến các vấn đề dài hạn của nền kinh tế ngày càng trở nên nghiêm trọng", bà Yellen cảnh báo.

Cho đến nay, Fed vẫn giữ lãi suất ngắn hạn ở gần mức 0, bất chấp nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm. Tại cuộc họp chính sách hồi cuối tháng 4, các quan chức NHTW Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ hiện tại cho đến khi nền kinh tế Mỹ đạt được "tiến bộ lớn", hướng tới mục tiêu toàn dụng lao động và lạm phát mục tiêu trung bình khoảng 2% trong dài hạn.

Người dân đang ngày càng lo ngại lạm phát sẽ tăng quá nhanh do các gói chi tiêu tài khóa quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tại Mỹ, nhưng các quan chức Fed cho biết sau một đợt tăng ngắn trong năm nay thì áp lực lạm phát có thể sẽ giảm xuống.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết không quá lo lắng về lạm phát, mặc dù bà khẳng định Fed có các công cụ để kiểm soát lạm phát nếu nó thực sự tăng vượt mức kiểm soát. Gần đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell lại nói công cụ chính để kiểm soát lạm phát là thông qua tăng lãi suất.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Biden “chắc chắn đồng ý với Bộ trưởng Tài chính của mình,” về nhu cầu tiềm năng đối với lãi suất cao hơn, theo các báo cáo truyền thông khác.

Đối với những lo ngại về khoản thâm hụt lớn mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt, Yellen nói "chúng tôi cần phải chi trả cho một số dự án mà chúng tôi đang thực hiện" mặc dù chính phủ vẫn có "một khoảng dư địa dành cho chi tiêu tài khoá hợp lý."

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ