Yên Nhật giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm. Liệu BoJ sẽ ra tay can thiệp?

Yên Nhật giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm. Liệu BoJ sẽ ra tay can thiệp?

09:02 01/09/2022

Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998 do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh đã tạo thêm áp lực lên đồng nội tệ Nhật Bản.

Đồng yên giảm 0.4%, đẩy tỷ giá USD/JPY lên mức 139.59 đầu phiên Á sáng nay - đây cũng là mức thấp nhất trong 24 năm. Mức cản tâm lý quan trọng mà thị trường đang theo dõi là 140.0, một số nhà phân tích cho rằng đây có thể là ngưỡng mà BoJ phải ra tay can thiệp.

Tác động từ hội nghị chuyên đề Jackson Hole của một Fed diều hâu đã tiếp tục lan rộng khắp các thị trường, đẩy lợi suất kho bạc 10 năm tăng lên 3.2%. Dữ liệu cho thấy lạm phát khu vực đồng euro đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 8, cao hơn kỳ vọng, cũng ảnh hưởng đến trái phiếu toàn cầu hôm thứ Tư.

Ông Takuya Kanda, tổng giám đốc tại Viện nghiên cứu Gaitame.com ở Tokyo, cho biết: “Chỉ số CPI của châu Âu trong tháng 8 xác nhận rằng lạm phát toàn cầu còn lâu mới được kiềm chế và áp lực tăng trở lại đối với lợi suất của Mỹ đang là nguyên nhân làm tăng tỷ giá USD/JPY. Với quan điểm của Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda, các nhà đầu tư chỉ có thể bán đồng yên.”

Chênh lệch lợi suất thực TPCP Mỹ-Nhật ngày càng mở rộng đẩy đồng đô la-yên lên cao hơn


Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Jackson Hole tuần trước đã nêu rõ những lo ngại về suy thoái kinh tế không phải là một ưu tiên, xóa bỏ sự lạc quan kéo dài của giới đầu tư răng Fed sẽ có lập trường mềm mỏng hơn đối với lãi suất. Ngược lại, Thống đốc BOJ Kuroda lặp lại sự cần thiết phải tiếp tục nới lỏng, điều này nhấn mạnh sự khác biệt rõ ràng về chính sách giữa Nhật Bản và Mỹ đã gây áp lực lên đồng yên vào đầu năm nay.

Chênh lệch về lợi suất được điều chỉnh theo lạm phát giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã mở rộng, gần với mức cao nhất trong năm nay. Đây là một động lực lớn khiến đồng yên suy yếu, khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn hơn ở Mỹ so với Nhật Bản.

Việc USD/JPY tăng lên mốc 140 đang được theo dõi chặt chẽ, khi làm dấy lên những bàn tán về khả năng các quan chức BoJ sẽ can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ Nhật Bản.

Lần cuối cùng Nhật Bản hỗ trợ đồng Yên là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, khi đó USD/JPY tăng lên khoảng 146 đô la. Trước đó BoJ đã can thiệp ở mức 130.

Trong khi đó, vì ông Powell nhắc lại quy mô tăng lãi suất của Fed sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế, các nhà giao dịch sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu sản xuất ISM của Mỹ vào thứ Năm và báo cáo lao động vào thứ Sáu, đây có thể là chất xúc tác tiếp theo cho sự suy yếu của đồng Yên.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump gia tăng áp lực lên Fed “hạ lãi suất ngay”, đồng USD lao dốc giữa lo ngại mất độc lập chính sách tiền tệ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump gia tăng áp lực lên Fed “hạ lãi suất ngay”, đồng USD lao dốc giữa lo ngại mất độc lập chính sách tiền tệ

Đồng USD đang đối mặt với áp lực suy yếu nghiêm trọng khi thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến làn sóng bán tháo kéo dài, bắt nguồn từ căng thẳng chính trị gia tăng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell.
Hoa Kỳ đang gánh hậu quả từ sai lầm kinh tế "tự gây ra, tự chịu"?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hoa Kỳ đang gánh hậu quả từ sai lầm kinh tế "tự gây ra, tự chịu"?

Đã đến lúc phải từ bỏ câu châm ngôn cũ rích: "Khi Hoa Kỳ hắt hơi, phần còn lại của thế giới sẽ bị cảm lạnh." Thành ngữ này, vốn được cho là xuất hiện lần đầu liên quan đến Pháp thời Napoleon, đã mất giá trị sau trận Waterloo. Donald Trump đang trên đà phá hủy phiên bản hiện đại của nó.
Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Chứng khoán châu Á suy giảm trong phiên mở cửa sau khi Tổng thống Donald Trump gia tăng chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, làm dấy lên mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương và châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh các tài sản Mỹ.
Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump đã khẳng định quyết tâm biến Hoa Kỳ trở thành "quốc gia sản xuất một lần nữa" và đã triển khai những mức thuế nhập khẩu cao nhất trong một thế kỷ qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế gần đây lại cho thấy những diễn biến trái ngược với kỳ vọng của chính quyền.
Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?

Chưa đầy 100 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ chuyển từ hình ảnh một siêu cường thân thiện sang thái độ thờ ơ với phần còn lại của thế giới. Và nếu tình trạng này tiếp tục, Mỹ có thể sẽ đi xa hơn — trở thành một quốc gia có hành động gây tổn hại đến trật tự quốc tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ