Viễn cảnh nào cho nền kinh tế khi "lạm phát" vẫn là bài toán khó

Trần Kiều Oanh
Junior Analyst
Trung Quốc tái mở cửa trở lại, thúc đẩy kỳ vọng về một cú hạ cánh mềm xảy ra tại châu Âu hoặc nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hoa Kỳ công bố báo cáo việc làm đáng chú ý trong tuần trước. Lạm phát tiền lương suy yếu bất chấp số lượng việc làm gia tăng - củng cố triển vọng lạm phát hạ nhiệt trước khi suy thoái xảy ra. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, theo sau là sự gia tăng trong lực lượng tham gia lao động. Các công việc theo chu kỳ (ví dụ: sản xuất, xây dựng và khai thác mỏ) tiếp tục củng cố đà tăng. Tuy nhiên, tổng số việc làm tạm thời có vẻ như đã đạt đỉnh vào tháng 7 và dần giảm mạnh kể từ đó, gây ảnh hưởng đến số giờ làm việc trung bình (hàng tuần) và số giờ làm thêm. Số lượng việc làm bán thời gian, trái lại - dường như đang gia tăng. Đáng chú ý, dữ liệu PMI dịch vụ Hoa Kỳ, lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020 giảm xuống dưới mốc 50. Chỉ số dịch vụ của Mỹ tháng 12 đạt 49.6 điểm, thấp hơn so với con số 55.0 trước đó.
Tỷ lệ gửi tiết kiểm giảm đáng kể trong bối cảnh thâm hụt ngân sách chính phủ giảm và thâm hụt thương mại tăng. Lạm phát là mối lo chủ yếu khiến số lượng gửi tiết kiệm (đặc biệt của các hộ gia đình) lao dốc. Với tâm lý yếu ớt của người tiêu dùng, động cơ để giữ trữ lượng tiền mặt lớn có thể sẽ tăng lên. Đây là những bằng chứng thực tế, khẳng định rủi ro suy thoái chưa hề hạ nhiệt. Như mọi khi, triển vọng giao dịch ngắn hạn vẫn phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế quan trọng - với tiêu điểm trước mắt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Hoa Kỳ tháng 12.
FXstreet