USD mạnh lên: Cơn ác mộng mới cho các nền kinh tế mới nổi

USD mạnh lên: Cơn ác mộng mới cho các nền kinh tế mới nổi

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

17:11 12/11/2024

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể dẫn đến một đợt tăng giá mạnh mẽ của USD, do các chính sách tài khóa nới lỏng và lãi suất cao hơn. Nếu tổng thống đắc cử thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ, đồng RMB có thể giảm giá mạnh, kéo theo sự suy yếu của các đồng tiền khác và ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể khởi đầu cho một đợt tăng giá mạnh mẽ của đồng USD, nhưng thị trường vẫn chưa nhận ra điều này. Trong bối cảnh hiện tại, khi thiếu sự rõ ràng về tương lai, thị trường đang lặp lại phản ứng giá sau chiến thắng của Donald Trump vào năm 2016. Kỳ vọng về chính sách tài khóa nới lỏng đang thúc đẩy kỳ vọng tăng trưởng và chứng khoán, trong khi lãi suất tăng ở Mỹ so với phần còn lại của thế giới tiếp tục đẩy mạnh đồng USD.

Tuy nhiên, nếu tổng thống đắc cử thực hiện các chính sách thuế quan mạnh mẽ, sự thay đổi sẽ còn lớn hơn. Vào năm 2018, khi Mỹ áp thuế 25% lên một nửa hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng RMB đã giảm 10% so với USD, gần như bù đắp hoàn toàn tác động của thuế quan. Kết quả là, giá hàng nhập khẩu vào Mỹ không thay đổi đáng kể và thuế quan không gây ảnh hưởng lớn đến mức lạm phát thấp trước đại dịch. Bài học từ sự kiện này là khi thuế quan được áp dụng, đồng tiền của quốc gia bị thuế sẽ giảm để duy trì tính cạnh tranh.

Nếu Mỹ áp đặt thêm thuế quan mạnh hơn, việc đồng RMB giảm giá sâu sẽ trở thành một yếu tố quan trọng. Trung Quốc đã từng đối mặt với sự tháo chạy dòng vốn vào năm 2015 và 2016 khi kỳ vọng về việc đồng tiền giảm giá xuất hiện, khiến dự trữ ngoại hối của quốc gia này giảm 1 nghìn tỷ USD. Tuy mặc dù đã thắt chặt kiểm soát dòng vốn, bài học từ quá khứ là cần phải để đồng RMB giảm mạnh ngay từ đầu để ngăn chặn việc người dân tìm cách rút vốn. Nếu Mỹ áp thuế 60% lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng RMB có thể cần giảm 50% so với USD để duy trì ổn định giá nhập khẩu vào Mỹ.

RMB suy yếu trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump nhằm đù đắp ảnh hưởng của thế quan

Việc giảm giá mạnh của đồng RMB sẽ có tác động sâu rộng đến các nền kinh tế mới nổi. Các đồng tiền ở châu Á sẽ giảm theo, và điều này sẽ kéo theo sự suy yếu của các đồng tiền ở các quốc gia khác. Giá hàng hóa sẽ giảm vì hai lý do: Một là, chiến tranh thuế quan sẽ làm suy giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Hai là, vì giao dịch quốc tế chủ yếu tính bằng USD, các nền kinh tế mới nổi sẽ mất sức mua khi USD mạnh lên, dẫn đến việc thắt chặt điều kiện tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến giá hàng hóa. Điều này cũng sẽ làm gia tăng áp lực giảm giá đối với các quốc gia xuất khẩu hàng hóa.

Với các quốc gia có tỷ giá cố định với USD, áp lực giảm giá sẽ mạnh mẽ, và nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với nguy cơ phá giá đồng tiền. Các quốc gia như Argentina, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ giá cố định sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

Với tất cả các trường hợp này, bài học là: Đây là thời điểm không thích hợp để duy trì tỷ giá cố định với USD. Mỹ hiện có khả năng tài khóa lớn hơn hầu hết các quốc gia khác và có vẻ sẵn sàng sử dụng điều này để thúc đẩy đồng USD. Thuế quan chỉ là một phần trong quá trình giảm toàn cầu hóa, nơi mà tăng trưởng đang chuyển từ các nền kinh tế mới nổi quay lại Mỹ, giúp đồng USD mạnh lên. Ngoài ra, sự gia tăng rủi ro địa chính trị đang khiến giá hàng hóa biến động mạnh mẽ, làm tỷ giá linh hoạt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Tin tốt là chính sách cho các nền kinh tế mới nổi khá rõ ràng: Cần để tỷ giá hối đoái tự do, giúp điều chỉnh và đối phó với những cú sốc từ bên ngoài. Mặc dù lo ngại về việc giảm giá mạnh có thể tạo ra lạm phát, nhưng các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế mới nổi đã chứng tỏ khả năng xử lý tốt các tình huống như vậy khi nâng lãi suất một cách nhanh chóng và kịp thời. Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ của đồng USD có thể sẽ gây tổn hại lâu dài cho các thị trường nợ nội tệ ở các nền kinh tế mới nổi.

Trong thập kỷ qua, sự gia tăng của đồng USD đã khiến các nhà đầu tư quốc tế chịu thiệt hại khi chuyển đổi về đồng nội tệ. Nếu USD tiếp tục tăng, các tài sản này sẽ bị tổn hại thêm và lãi suất tại các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tăng cao. Vì vậy, các quốc gia này cần chuẩn bị ngân sách thận trọng và có kế hoạch đối phó trước với những bất ổn tiềm tàng.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.
Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo ồ ạt, thị trường gióng lên hồi chuông cảnh báo
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo ồ ạt, thị trường gióng lên hồi chuông cảnh báo

Làn sóng bán tháo trái phiếu lan rộng khi các quỹ phòng hộ buộc phải tháo chạy, đẩy lợi suất lên mức chưa từng thấy kể từ năm 1981. Cuộc khủng hoảng thanh khoản do chính sách thuế quan Mỹ châm ngòi đang làm lung lay vị thế “tài sản trú ẩn” của trái phiếu chính phủ Mỹ. Giới đầu tư toàn cầu bắt đầu đặt dấu hỏi lớn về vai trò cốt lõi của trái phiếu Mỹ trong hệ thống tài chính thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ