Trung Quốc tăng trưởng 'bứt tốc' 5.2% trước khi Mỹ 'phang' đòn thuế mới

Trung Quốc tăng trưởng 'bứt tốc' 5.2% trước khi Mỹ 'phang' đòn thuế mới

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

07:59 15/04/2025

Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025, trước khi phải đối mặt với một thách thức lớn: loạt thuế quan mới khắt khe từ phía Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Theo dự báo từ cuộc khảo sát của Bloomberg, các chỉ số công bố vào thứ Tư tới có thể cho thấy doanh số bán lẻ đã tăng tốc trong tháng 3, được tiếp sức bởi các gói trợ cấp tiêu dùng của chính phủ. Sản xuất công nghiệp và đầu tư xã hội nhiều khả năng cũng duy trì được độ vững chắc, phản ánh sự phục hồi vẫn đang được nuôi dưỡng từ cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, đằng sau các con số tích cực ấy là một thực tế không thể xem nhẹ: loạt thuế mới do Washington áp đặt hồi đầu tháng 4 đã đẩy tổng mức thuế đối với phần lớn hàng hóa Trung Quốc lên ít nhất 145%. Với rào cản thuế quan cao chưa từng có, xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ bị siết chặt đáng kể – khiến đà phục hồi kinh tế đứng trước nguy cơ hụt hơi trong phần còn lại của năm.

“Động lực tăng trưởng có thể sẽ sụt giảm nhanh chóng từ quý II trở đi,” nhóm chuyên gia Morgan Stanley do Robin Xing dẫn đầu cảnh báo trong báo cáo phát hành cuối tuần qua. “Khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại song phương để tháo ngòi gói thuế bổ sung 125% hiện rất mong manh.”

Trước đó, ông Trump đã liên tiếp áp thuế 20% vào tháng 2 và 3 với lý do Bắc Kinh liên quan đến chuỗi cung ứng fentanyl – loại ma túy tổng hợp đang là vấn nạn tại Mỹ. Nhưng bất chấp nguyên nhân, các biện pháp thuế quan này đang tạo ra một sức ép chính trị – kinh tế lớn hơn nhiều đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tăng trưởng của Trung Quốc có khả năng duy trì ổn định trong quý I/2025

Hiện tại, mọi sự chú ý đang dồn vào khả năng chính phủ Trung Quốc tung thêm kích thích kinh tế sau khi công bố dữ liệu quý I. Cho đến nay, Bắc Kinh mới chỉ nhấn mạnh rằng họ còn dư địa chính sách và có đủ công cụ để ứng phó với cú sốc thuế quan, mà chưa tiết lộ biện pháp cụ thể nào.

Giới phân tích kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ sớm cắt giảm lãi suất hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giải phóng dòng tiền cho hệ thống ngân hàng và hỗ trợ tín dụng, đầu tư.

Tuy nhiên, rủi ro là các chính sách hỗ trợ quy mô lớn có thể chỉ được triển khai khi số liệu cho thấy nền kinh tế thực sự chậm lại hoặc thị trường tài chính rơi vào bất ổn nghiêm trọng.

Morgan Stanley lưu ý rằng do phản ứng chính sách có độ trễ, các gói kích thích mạnh mẽ có thể chỉ đến trong nửa cuối năm. Khi đó, tác động có thể không còn đủ lực để vực dậy niềm tin kinh doanh và tiêu dùng, dẫn tới chi tiêu – đầu tư suy yếu, kéo dài nguy cơ giảm phát.

Dự báo dữ liệu công bố lúc 10h sáng thứ Tư: 

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý I/2025 được dự báo tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước – theo ước tính đồng thuận từ giới phân tích. Con số này đánh dấu sự tiếp nối đà phục hồi bắt đầu từ cuối năm 2024, nhờ hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế quy mô lớn. Dù thấp hơn mức tăng 5.4% của quý cuối năm ngoái, đây vẫn là kết quả tích cực trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ và niềm tin tiêu dùng còn yếu.

Tăng trưởng tiêu dùng tại Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi

Một điểm sáng khác là tiêu dùng nội địa. Doanh số bán lẻ trong tháng 3 được kỳ vọng tăng 4.3% so với cùng kỳ – mức cao nhất kể từ tháng 10/2024. Tuy chưa đạt tốc độ bùng nổ như thời kỳ trước đại dịch, nhưng đà hồi phục này cho thấy sức mua đang dần quay trở lại.

Góp phần vào sự cải thiện đó là việc chính phủ Trung Quốc trong tháng 3 tuyên bố nhân đôi quy mô chương trình “thu cũ đổi mới” lên 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương 41.1 tỷ USD). Chính sách này hỗ trợ người dân mua sắm các mặt hàng tiêu dùng như điện thoại, tivi và thiết bị gia dụng – từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ trên thị trường kể từ cuối năm ngoái.

Tâm lý tiêu dùng cũng đang được củng cố qua dữ liệu du lịch nội địa. Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, kỳ nghỉ Thanh minh đầu tháng 4 ghi nhận doanh thu du lịch tăng 6.7%, số lượt di chuyển cũng tăng 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này phản ánh phần nào sự hồi phục của nhu cầu chi tiêu và hoạt động dịch vụ trong nước – yếu tố then chốt nếu Trung Quốc muốn giữ đà tăng trưởng trong phần còn lại của năm.

Sản xuất, đầu tư

Sản xuất công nghiệp trong tháng 3 được dự báo tăng 5.9%, tương đương mức tăng trong hai tháng đầu năm và cả năm 2024. Động lực tăng trưởng lần này không chỉ đến từ nội lực ổn định của khu vực sản xuất, mà còn từ sự chủ động của các doanh nghiệp xuất khẩu khi tranh thủ đẩy mạnh giao hàng trước thời điểm Mỹ áp dụng mức thuế mới. Nhờ đó, xuất khẩu tháng 3 ghi nhận mức tăng ấn tượng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự ổn định trong sản xuất còn được phản ánh qua chỉ số PMI, duy trì ở vùng tăng trưởng trong hai tháng gần đây, cho thấy ngành công nghiệp vẫn vững vàng trước áp lực từ môi trường thương mại quốc tế.

Trong khi đó, đầu tư tài sản cố định dự kiến tăng 4.1% trong quý I – bằng với tốc độ tăng trong hai tháng đầu năm và tích cực hơn so với cùng kỳ năm trước. Động lực chính đến từ việc chính phủ đẩy mạnh phát hành trái phiếu sớm trong năm, giúp các dự án hạ tầng được giải ngân nhanh chóng. Điều này cũng kéo theo doanh số máy xúc – một chỉ báo nhạy cảm với hoạt động xây dựng – bật tăng mạnh trong tháng 3.

Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giữ mức tăng vốn đầu tư ổn định

Tuy nhiên, ngành bất động sản tiếp tục là "điểm nghẽn" lớn nhất khi nhiều khả năng sẽ ghi nhận mức giảm sâu hơn về đầu tư. Diễn biến này phản ánh xu hướng suy yếu kéo dài của thị trường nhà đất, bất chấp một vài tín hiệu hồi phục đã xuất hiện trước đó.

Khoảng cách giữa đà tăng của sản xuất công nghiệp và tiêu dùng nội địa có nguy cơ ngày càng giãn rộng – một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang phụ thuộc quá nhiều vào khu vực sản xuất, trong khi sức mua trong nước chưa được cải thiện tương xứng. Điều này càng làm nổi bật vai trò thiết yếu của các chính sách kích cầu trong bối cảnh nhu cầu từ thị trường quốc tế suy yếu.

Trong báo cáo công bố hôm thứ Hai, nhóm chuyên gia kinh tế của Citigroup, trong đó có Ji Xinyu, nhận định rằng dù phía cung trong nước vẫn giữ được sự ổn định trong tháng 4, thì đà hồi phục của thị trường bất động sản đang dần chững lại. “Các nỗ lực chính sách sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giữ ổn định kinh tế và bù đắp những tác động tiêu cực từ các biện pháp thuế quan,” nhóm chuyên gia nhấn mạnh.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Trung Quốc cần cải tổ các chính sách công nghiệp để tránh phản ứng tiêu cực và xây dựng mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, theo nhận định của một hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2025 đã vượt dự báo của giới phân tích, nhưng triển vọng u ám đang hiện hữu khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang đến mức độ chưa từng thấy, đặt ra thách thức lớn nhất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động

Các nhà đầu tư Mỹ, bao gồm cả những người đã bỏ phiếu cho Kamala Harris và một bộ phận ủng hộ Donald Trump, hiện đang chứng kiến sự suy yếu của hệ thống tài chính từng được coi là bất khả xâm phạm. Đối mặt với những biến động thất thường từ chính sách thương mại không nhất quán của tổng thống, thị trường Mỹ đang trải qua một giai đoạn đầy biến động, tạo ra tâm lý pha trộn giữa hoang mang, bối rối và kinh ngạc trong giới đầu tư.
Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu

Trong bối cảnh chính sách thương mại và an ninh toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm lung lay vai trò dẫn dắt truyền thống của nước Mỹ, các thị trường tài chính châu Âu — vốn im ắng suốt nhiều năm — đang chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ