Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục năm 2021, giá đồng tăng 3%

Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục năm 2021, giá đồng tăng 3%

13:49 17/01/2022

Trong tuần qua, giá Đồng của các hợp đồng LME đã tăng 3% so với tuần trước đó và kết thúc tuần ở mức $9,885/tấn. Trong bối cảnh lạm phát leo thang trong năm qua với chỉ số CPI Mỹ tăng hơn 7% và PPI tăng gần 10%, thị trường kỳ vọng vào việc Fed sẽ sớm can thiệp để giải tỏa sức ép lên giá cả thị trường.

Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục năm 2021, giá đồng tăng 3%
Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục năm 2021, giá đồng tăng 3%

Trong tuần qua, giá Đồng của các hợp đồng LME đã tăng 3% so với tuần trước đó và kết thúc tuần ở mức $9,885/tấn. Trong bối cảnh lạm phát leo thang trong năm qua với chỉ số CPI Mỹ tăng hơn 7% và PPI tăng gần 10%, thị trường kỳ vọng vào việc Fed sẽ sớm can thiệp để giải tỏa sức ép lên giá cả thị trường. Trong bối cảnh hiện tại, điều này sẽ có những tác động trái chiều lên giá nguyên liệu công nghiệp. Ngoài ra, tuần vừa qua đã có thống kê số liệu nhập khẩu tháng 12 của Trung Quốc.

Diễn biến giá đồng trong tuần ngày 14/01

Đối với yếu tố Fed sẽ tăng lãi suất để góp phần ổn định thị trường, điều này được dự kiến sẽ giúp giải tỏa sức ép đầu vào. Do đó, trong ngắn hạn, điều này sẽ cản trở lên khả năng tăng giá của các nguyên liệu như đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, điều này sẽ giúp cải thiện lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất và giúp tăng lạc quan cho kế hoạch phát triển của các công ty. Tiềm năng gia tăng sản xuất này sẽ tiếp tục tạo nhu cầu tiêu thụ ổn định cho nhóm kim loại. Ngoài ra, trong tuần qua, số liệu thống kê từ Cục Hải Quan Trung Quốc (GACC) cho thấy Trung Quốc đã nhập hơn 1.1 triệu tấn kim loại đồng (bao gồm đồng từ tinh quặng). Con số này đưa tổng số nhập khẩu của 2021 lên hơn 11.3 triệu tấn, cao hơn trung bình 5 năm qua là 10% nhưng thấp hơn mức kỷ lục năm 2020 là 6%. Mặc dù vậy, nhập khẩu tinh quặng cho tổng năm 2021 đã đạt 23.4 triệu tấn, mức cao kỷ lục trong các năm vừa qua. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ đồng vẫn còn rất mạnh cho thị trường Trung Quốc.

Tồn kho đồng SHFE (14/01)

Trong tuần kết thúc ngày 14/01, tồn kho đồng trên sàn giao dịch LME tăng nhẹ 2,500 tấn lên mức 86,300 tấn. Tồn kho đồng trên LME đã kết liên tục ở trên mức 80,000 trong 4 tuần qua. Điều này một phần đến từ việc giao dịch hàng thật có phần giảm trong các tuần qua trong bối cảnh sắp đền kỳ Tết Âm Lịch của Trung Quốc. Số liệu ngày 14/01 cho thấy chỉ có 7.9 nghìn tấn được giao ra khỏi các kho của sàn. Trên sàn SHFE, tồn kho đồng kết thúc tuần ở mức 30,330 tấn, thay đổi 1 nghìn tấn từ trước trước đó.

Theo các yếu tố cơ bản, giá Đồng vẫn được hỗ trợ từ việc thiếu hụt nguồn cung và các kỳ vọng về phát triển kinh tế trong thời gian dài hạn. Như dự báo trước đó của SFI, tuần vừa qua đã có các thông tin về kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc. Cụ thể hơn, Reuters cho biết các nhà kinh tế đang kỳ vọng Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) sẽ tiếp tục cắt giảm thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) để kích thích nền kinh tế quốc gia vào tháng ba - cùng thời gian với việc Fed tăng lãi suất ở Mỹ. Điều này được dự kiến sẽ giúp gia tăng sự hấp dẫn của thị trường kinh tế nội địa và giúp kiểm soát việc thất thoát vốn khi đồng đô la tăng giá.

Ngoài ra, phân tích về số liệu nhập khẩu đồng cho thấy nhu cầu nhập khẩu tinh quặng vẫn diễn ra rất lạc quan. Điều này củng cố số liệu trước đó về việc gia tăng sản lượng và triển vọng của Trung Quốc được ghi nhận trong chỉ số PMI tháng 12. Việc nhập khẩu tinh quặng rất tốn kém vì các chi phí môi trường, do vậy các doanh nghiệp chỉ nhập tinh quặng để tinh luyện khi có nhu cầu thật từ người mua. Có thể thấy việc nhập khẩu đồng kim loại một phần giảm vì chính phủ Trung Quốc và sàn giao dịch LME trong thời gian qua đã siết chặt hơn việc các thương nhân thu mua để đầu cơ giá.

Trong giao dịch ngắn hạn, các tuần tiếp theo sẽ cho thấy kết quả kinh doanh 2021 và triển vọng của các công ty sản xuất của Mỹ. Vì vậy, các lo ngại có thể sẽ tạo áp lực giảm lên giá Đồng. Tuy nhiên, việc giảm giá nếu có vẫn sẽ hạn chế vì triển vọng tốt từ Trung Quốc


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Cùng chuyên mục

5 biểu đồ chính cần lưu ý trên thị trường hàng hóa toàn cầu tuần này
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

5 biểu đồ chính cần lưu ý trên thị trường hàng hóa toàn cầu tuần này

Ngành công nghiệp đồng phế liệu ở Mỹ đang vội vã chuyển lượng hàng tồn kho sang Trung Quốc sau khi hai cường quốc tạm dừng tranh chấp thương mại. Công nghệ hạt nhân cây nhà lá vườn của Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý của thế giới. Và mong muốn thay đổi chế độ ăn uống của Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. có khả năng tác động đến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.
Giá vàng liệu đã đi đến đỉnh?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu đã đi đến đỉnh?

Khi lo ngại về thuế quan và tác động của chính trường Mỹ bắt đầu hạ nhiệt, nhiều chuyên gia cho rằng đợt tăng giá mạnh mẽ của vàng có thể đã chấm dứt. Cùng lúc, dữ liệu khảo sát và xu hướng thị trường cũng cho thấy tâm lý giới đầu tư đang chuyển dịch rõ rệt. Liệu đà tăng của vàng còn tiếp diễn, hay thị trường đã bước vào giai đoạn điều chỉnh?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ