Trump tuyên bố vẫn đang xem xét việc áp thuế 10% đối với Trung Quốc

Trump tuyên bố vẫn đang xem xét việc áp thuế 10% đối với Trung Quốc

07:53 22/01/2025

Tổng thống Donald Trump cho biết mối đe dọa áp thuế 10% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn đang được cân nhắc, chỉ một ngày sau khi ông loại quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khỏi danh sách các nước mà ông dự định nhắm đến ngay lập tức.

Tuy nhiên, phát biểu của ông Trump vào thứ Ba cho thấy bất kỳ sự hoãn áp thuế nào dành cho Trung Quốc cũng có thể chỉ là tạm thời.

“Chúng tôi đang nói đến mức thuế 10% đối với Trung Quốc, dựa trên việc họ đang xuất khẩu fentanyl đến Mexico và Canada,” ông Trump phát biểu trong một sự kiện tại Nhà Trắng.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng cam kết áp các mức thuế mạnh tay đối với các quốc gia khác, bao gồm mức thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc. Sau khi đắc cử, ông cũng đe dọa áp thêm 10% thuế đối với Trung Quốc, với lý do nước này có liên quan đến hoạt động buôn lậu fentanyl và các hóa chất được sử dụng để sản xuất loại thuốc nguy hiểm này. Đồng thời, ông cũng đề xuất mức thuế 25% lên Mexico và Canada nếu hai nước này không hỗ trợ Mỹ bảo vệ biên giới.

Mặc dù vậy, vào thứ Hai, ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ mới, ông Trump đã không ngay lập tức ra lệnh áp thuế đối với Trung Quốc. Thay vào đó, ông tuyên bố ý định áp mức thuế 25% đối với hai quốc gia láng giềng và đồng minh thân cận là Canada và Mexico, dự kiến thực hiện trước ngày 1 tháng 2.

Trump cũng chỉ đạo chính quyền tập trung xử lý các hành vi thương mại không công bằng trên phạm vi toàn cầu và điều tra liệu Trung Quốc có tuân thủ các cam kết từ thỏa thuận được ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông hay không. Đây được xem là một bước đi mang tính thận trọng hơn đối với Bắc Kinh.

Trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump từng mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc về vấn đề thương mại, châm ngòi cho một cuộc xung đột lớn làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu. Dù vậy, chính quyền mới của ông vẫn tỏ rõ quyết tâm tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cứng rắn này.

Vài ngày trước lễ nhậm chức lần thứ hai, ông Trump đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về các vấn đề thương mại, fentanyl và ứng dụng mạng xã hội TikTok của ByteDance.

“Chúng tôi không trao đổi quá nhiều về thuế quan, nhưng ông ấy hiểu rất rõ lập trường của tôi,” ông Trump chia sẻ vào thứ Ba, đồng thời bảo vệ chiến lược của mình.

“Hãy nhìn xem, tôi đã áp đặt các mức thuế khổng lồ lên Trung Quốc và thu về hàng trăm tỷ USD. Trước khi tôi làm tổng thống, Trung Quốc chưa từng trả dù chỉ 10 xu cho Hoa Kỳ,” ông nhấn mạnh.

Trước đó vào thứ Ba, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tuyết Tường cho biết Trung Quốc sẽ mở rộng nhập khẩu, khẳng định rằng nước này không tìm cách duy trì thặng dư thương mại.

“Chúng tôi muốn nhập khẩu nhiều sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn để thúc đẩy cân bằng thuowg mại,” ông Đinh phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các quốc gia gấp rút đàm phán thương mại với Mỹ khi hạn chót thuế quan đến gần

Các quốc gia gấp rút đàm phán thương mại với Mỹ khi hạn chót thuế quan đến gần

Các đối tác thương mại lớn của Mỹ đã vội vã vào cuối tuần để đảm bảo các thỏa thuận thương mại hoặc vận động xin thêm thời gian, trong khi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết một số quốc gia không đạt được thỏa thuận trước hạn chót vào thứ Tư sẽ có lựa chọn gia hạn ba tuần để đàm phán.
Thủ tướng Israel và Trump sẽ thảo luận về thỏa thuận mới về Gaza tại Nhà Trắng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thủ tướng Israel và Trump sẽ thảo luận về thỏa thuận mới về Gaza tại Nhà Trắng

Benjamin Netanyahu cho biết ông hy vọng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thúc đẩy một thỏa thuận nhằm giải cứu con tin Israel đang bị giam giữ tại Gaza, trong bối cảnh ông lên đường đến Washington giữa làn sóng bất mãn ngày càng gia tăng trong nội các về khả năng ngừng bắn với Hamas.
Niềm tin đầu tư của doanh nghiệp Anh vào Mỹ giảm mạnh giữa bối cảnh bất ổn thương mại

Niềm tin đầu tư của doanh nghiệp Anh vào Mỹ giảm mạnh giữa bối cảnh bất ổn thương mại

Chỉ 2% giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp lớn của Anh hiện coi Mỹ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, theo khảo sát của Deloitte — mức sụt giảm đáng kể so với cuối năm 2024. Trong khi đó, Anh và Ấn Độ nổi lên là những lựa chọn đầu tư khả quan hơn, phản ánh sự thay đổi trong ưu tiên chiến lược của giới doanh nghiệp trước những bất ổn chính sách toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ