Trump đối mặt làn sóng phản đối khi thuế quan làm dấy lên lo ngại lạm phát

Trump đối mặt làn sóng phản đối khi thuế quan làm dấy lên lo ngại lạm phát

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

08:53 03/02/2025

Các biện pháp áp thuế mạnh tay của Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc vấp phải sự phản đối từ giới kinh doanh và chính trị gia, làm dấy lên lo ngại lạm phát và suy thoái. Các chuyên gia cảnh báo rằng chiến lược này có thể gây tổn thất hàng trăm tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ và kích hoạt đòn trả đũa từ các đối tác thương mại.

Donald Trump vấp phải làn sóng phản đối từ các hiệp hội doanh nghiệp và một số thành viên đảng Cộng hòa sau khi khơi mào cuộc chiến thương mại bằng cách áp thuế mạnh lên ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Các hiệp hội đại diện cho ngành hàng tiêu dùng, dầu mỏ, thực phẩm và ô tô đồng loạt cảnh báo rằng các mức thuế mới của Trump, bao gồm 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, 25% đối với mọi hàng hóa từ Mexico và Canada, cùng mức 10% đối với năng lượng nhập từ Canada sẽ đẩy giá cả tăng vọt và gây rối loạn chuỗi cung ứng.

“Tổng thống có lý khi tập trung vào những vấn đề nghiêm trọng như an ninh biên giới hay cuộc khủng hoảng fentanyl, nhưng việc áp thuế sẽ không giải quyết được những vấn đề đó mà chỉ khiến chi phí sinh hoạt của người dân Mỹ ngày càng leo thang” John Murphy.

Phó chủ tịch cấp cao Phòng Thương mại Mỹ, nhận định.

Các hiệp hội tiêu dùng cảnh báo giá thực phẩm sẽ tăng, trong khi các hãng xe cho rằng thuế quan sẽ đẩy chi phí sản xuất tại Mỹ lên cao.

“Việc áp thuế lên toàn bộ hàng nhập từ Mexico và Canada, đặc biệt là với nguyên liệu và linh kiện không có sẵn trong nước, điều này có thể làm giá tiêu dùng tăng mạnh và kích hoạt các biện pháp trả đũa nhằm vào hàng xuất khẩu của Mỹ,” Tom Madrecki, Phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng tại Hiệp hội Thương hiệu Tiêu dùng, nhận xét.

Kim Clausing, chuyên gia tại Viện Peterson, đánh giá đây là “đợt tăng thuế lớn nhất kể từ thập niên 1990.”

“Thương mại tự do ở Bắc Mỹ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, trở thành một phần tất yếu của nền kinh tế khu vực,” Clausing nói.

“Việc đột ngột áp thuế 25% sẽ tạo ra cú sốc lớn và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.”

Với quyết định này, Trump đã đưa chính sách kinh tế dân tộc lên hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Đáp trả, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố áp thuế 25% lên 155 tỷ CAD (107 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, bao gồm thực phẩm (từ thịt đến nước cam), thiết bị gia dụng, lốp xe, gỗ, giấy và quần áo.

Bộ trưởng Tài chính Dominic LeBlanc cho biết 30 tỷ USD đầu tiên trong gói thuế chủ yếu nhắm vào hàng tiêu dùng Mỹ mà người Canada có thể thay thế bằng sản phẩm nội địa.

Trong một video đăng trên X, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết bà đang chờ phản hồi của Trump về đề xuất hợp tác an ninh và sẽ công bố các biện pháp trả đũa vào sáng thứ Hai.

Trump leo thang căng thẳng thương mại, đe dọa biến Canada thành "tiểu bang thứ 51"

Chủ nhật vừa qua, Trump tiếp tục gây căng thẳng với các đối tác thương mại Mỹ khi lên mạng xã hội chỉ trích thâm hụt thương mại và tuyên bố Canada nên trở thành một phần của Mỹ.

“Chúng ta trả hàng trăm tỷ USD để trợ cấp cho Canada. Tại sao?” Trump viết trên Truth Social. “Chúng ta không cần bất cứ thứ gì từ họ. Mỹ có nguồn năng lượng vô tận, nên tự sản xuất ô tô và có nhiều gỗ hơn mức cần dùng. Nếu không có khoản trợ cấp khổng lồ này, Canada không thể tồn tại như một quốc gia độc lập. Nghe có vẻ gay gắt, nhưng đó là sự thật. Vì vậy, Canada nên trở thành tiểu bang thứ 51 thân yêu của chúng ta.”

Khi được hỏi về khả năng áp thuế lên các đối tác khác như Anh và EU, Trump tuyên bố: “Anh đã đi quá giới hạn, nhưng có thể giải quyết được. Còn EU, những gì họ làm thật khủng khiếp.”

Động thái của Trump vấp phải sự phản đối từ cả hai đảng.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tim Scott từ South Carolina chỉ trích: “Đây chẳng khác gì một loại thuế đánh vào người dân South Carolina.” Ông nhấn mạnh dù Mỹ cần đối phó với hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, nhưng áp thuế lên các đồng minh lâu năm là “hoàn toàn phản tác dụng.”

Thượng nghị sĩ Rand Paul từ Kentucky cũng lên tiếng: “Thuế quan thực chất là thuế. Đảng bảo thủ từng đồng lòng phản đối thuế mới. Đánh thuế thương mại sẽ khiến giao thương giảm và giá cả leo thang.”

Phe Dân chủ cũng kịch liệt lên án. Richard Neal, thành viên cấp cao của Ủy ban chính sách thương mại Hạ viện, tuyên bố: “Những mức thuế liều lĩnh này chẳng khác nào dùng búa tạ thay vì dao mổ, và chính người dân Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả.” Ông nhấn mạnh chính sách thương mại cần có sự tính toán kỹ lưỡng, nhắm vào các ngành công nghiệp cụ thể để bảo vệ lợi ích quốc gia, thay vì những biện pháp mang tính đối đầu như Trump đang áp dụng.

Nguy cơ suy thoái kinh tế

Viện Peterson ước tính các biện pháp trừng phạt thương mại của Trump có thể gây tổn thất nặng nề cho cả Mỹ và các đối tác. Thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 200 tỷ USD trong nhiệm kỳ của Trump, trong khi thuế cao hơn đối với hàng Trung Quốc sẽ làm Mỹ mất thêm 55 tỷ USD. Lạm phát cũng sẽ tăng mạnh.

Ed Al-Hussainy, chuyên gia tại Columbia Threadneedle, cảnh báo: “Mỹ đang theo đuổi chiến lược thuế quan rủi ro nhất, với khả năng bị trả đũa rất cao. Tôi dự đoán thị trường tài chính sẽ chịu áp lực ngay trong tuần này, chứng khoán giảm, chênh lệch tín dụng giãn rộng do giới đầu tư sẽ bắt đầu định giá rủi ro thực sự thay vì coi đây chỉ là chiến thuật đàm phán.”

Trong khi đó, Goldman Sachs nhận định các mức thuế có thể chỉ là tạm thời do những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Ngân hàng này từng ước tính nếu thuế 25% kéo dài, giá tiêu dùng cốt lõi tại Mỹ có thể tăng thêm 0.7%, gây sức ép lên chi tiêu của người dân và doanh nghiệp.

Financial Times

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Tuần này, thị trường toàn cầu di chuyển như đoàn xe không kính chẳng có đèn pha, và mỗi nhà giao dịch đều hy vọng xe dẫn đầu không lao xuống vực. Với thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang tới gần, thị trường hiện giờ đang theo dõi Washington sát sao nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự leo thang hoặc thoái lui. Con đường phía trước vẫn mơ hồ, nhưng địa hình thì đầy chông gai.
Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Giữa áp lực từ cả Washington lẫn Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nỗ lực định vị EU như một đối tác thương mại chiến lược. Dù không nắm nhiều đòn bẩy, Brussels vẫn có cơ hội tận dụng vị thế trung gian để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại từ cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Lãi suất có thực sự quá cao?

Lãi suất có thực sự quá cao?

Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ