Trọng tâm chính của thị trường tuần này sẽ nằm ở đâu?
12:13 05/10/2020
USD và chỉ số S&P 500 sẽ vẫn là thước đo rủi ro chính trong bối cảnh diễn ra cuộc bầu cử ở Mỹ và khi các nhà làm luật tiếp tục gặp bế tắc trong đàm phán gói cứu trợ mới. Dưới đây là những yếu tố dẫn dắt chính cho thị trường tuần này:
Còn 29 ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11, bất kỳ báo cáo nào về sức khỏe của ông Trump hoặc sự lây nhiễm virus giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng hòa cũng có thể tạo ra những biến động lớn cho thị trường. Các kỳ vọng rằng Tổng thống Mỹ có thể sẽ được xuất viện ngay sau thứ Hai đã thúc đẩy cho hợp đồng tương lai chỉ số S&P và khiến USD suy yếu trong phiên giao dịch châu Á sáng ngày hôm nay. Ông Mitch McConnell cho biết, Thượng viện sẽ bắt đầu các cuộc điều trần để xác nhận bà Amy Coney Barrett trở thành thẩm phán mới của Tòa án tối cao.
Giọng điệu xung quanh các cuộc đàm phán về gói kích thích mới trở nên tích cực hơn sau báo cáo việc làm đáng thất vọng hôm thứ Sáu cho thấy nỗ lực phá vỡ sự bế tắc. Chủ tịch Hạ viện Pelosi gợi ý rằng chẩn đoán COVID-19 của Trump có thể thay đổi tình hình của các cuộc đàm phán đang diễn ra trong khi McConnell nói rằng các cuộc đàm phán đã "tăng tốc". Tổng thống Trump đã thúc giục cho một vòng viện trợ khác vào thứ Bảy, với dòng tweet được đăng tải khi ông ở trong bệnh viện Walter Reed: "Hãy hoàn thành gói cứu trợ mới".
Cuộc thăm dò mới nhất của WSJ/NBC News cho thấy rằng Biden đang dẫn trước Trump 14 điểm phần trăm, các nhà đầu tư có thể bắt đầu tập trung hơn vào viễn cảnh một chiến thắng của Đảng Dân chủ sẽ có ý nghĩa gì đối với thị trường. Các quan điểm nhìn nhận vẫn chưa thống nhất, một số nhà phân tích hướng trọng tâm tới tiềm năng kích thích nhiều hơn vào năm 2021 trong khi những người khác bày tỏ sự lo ngại về kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp lên 28% của Biden.
Đồng Bảng Anh vẫn rất dễ tổn thương khi các cuộc đàm phán thương mại Brexit bước vào giai đoạn “nước rút”. Thủ tướng Johnson và quan chức von der Leyen của EU trong ngày thứ Bảy tuần trước đã cam kết để đạt được một thỏa thuận và Johnson nói với tờ The Telegraph rằng ông “khá lạc quan”, nhưng những bất đồng quan trọng vẫn còn tồn tại. Những diễn biến bất ngờ có thể sẽ khiến GBP/USD thoát ra khỏi biên độ giao dịch gần đây 1.268/1.298.
Tuần này, thị trường toàn cầu di chuyển như đoàn xe không kính chẳng có đèn pha, và mỗi nhà giao dịch đều hy vọng xe dẫn đầu không lao xuống vực. Với thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang tới gần, thị trường hiện giờ đang theo dõi Washington sát sao nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự leo thang hoặc thoái lui. Con đường phía trước vẫn mơ hồ, nhưng địa hình thì đầy chông gai.
Giữa áp lực từ cả Washington lẫn Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nỗ lực định vị EU như một đối tác thương mại chiến lược. Dù không nắm nhiều đòn bẩy, Brussels vẫn có cơ hội tận dụng vị thế trung gian để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại từ cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chỉ vài tuần sau khi Christine Lagarde nhắc đến “khoảnh khắc toàn cầu của đồng EUR”, đồng tiền chung đã nhanh chóng chuyển từ biểu tượng lạc quan thành một điểm nóng gây lo ngại.
Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Đừng vội gạt bỏ khái niệm 'Chủ nghĩa Ngoại lệ Mỹ', vì thị trường chứng khoán Mỹ là nơi tốt nhất để đầu tư khi cổ phiếu đang tăng mạnh, theo Viện Đầu tư BlackRock.