Triển vọng tăng trưởng ảm đạm tại Trung Quốc khiến xuất khẩu quặng sắt của Rio Tinto suy yếu

Triển vọng tăng trưởng ảm đạm tại Trung Quốc khiến xuất khẩu quặng sắt của Rio Tinto suy yếu

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

09:43 19/07/2023

Tập đoàn kim loại Rio Tinto cho biết các lô hàng quặng sắt trong Quý II đã giảm 1% so với một năm trước đó, do sự phục hồi kinh tế chậm lại tại Trung Quốc tiếp tục tạo áp lực lên nhu cầu.

Công ty sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới đã vận chuyển 79.1 triệu tấn nguyên liệu sản xuất thép trong ba tháng tính đến ngày 30/6. Mặc dù dự báo xuất khẩu cả năm cho các sản phẩm chính không thay đổi, nhưng họ đã cắt giảm dự báo cho sản lượng cho alumina và đồng tinh chế.

Các công ty lớn trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa như Rio Tinto và Vale SA đang theo dõi về tình trạng suy thoái tại Trung Quốc, điều có thể tạo ra những tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Sự phục hồi kinh tế ảm đạm sau đại dịch của nước này và những bất ổn kéo dài liên quan tới bất động sản đã gây áp lực giảm nhu cầu thép và giá quặng sắt.

Rio Tinto cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư: “Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc không đạt được kỳ vọng ban đầu của thị trường, do suy thoái thị trường bất động sản tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế và người tiêu dùng vẫn thận trọng mặc dù chính sách tiền tệ đã nới lỏng. Công ty cho biết sự phục hồi nhu cầu thép trong nước đã gặp phải những khó khăn trong Quý II.

Giá quặng sắt, vốn đã tăng một phần trở lại kể từ cuối tháng 5, có thể chịu nhiều áp lực hơn do các chuyến hàng từ Vale tăng lên. Sản lượng của công ty này, đã tăng hơn 6% trong quý trước.

Quặng sắt tăng 0.1% lên 113.85 USD/tấn vào lúc 9:13 sáng tại Singapore. Sản lượng thép giảm hơn 14% so với mức đóng cửa cao nhất của năm nay vào giữa tháng Ba.

Rio Tinto cho biết dự kiến các lô hàng quặng sắt sẽ ở mức 320 đến 335 triệu tấn. Họ đã hạ sản lượng dự báo alumin cả năm từ 8 triệu tấn xuống 7.7 triệu tấn và sản lượng đồng tinh luyện từ 210,000 tấn xuống 190,000 tấn.

Jakob Stausholm, Giám đốc điều hành của Rio Tinto, cho biết: “Việc giảm sản lượng trong quý cho thấy chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Sản lượng nhôm trong quý II tăng 11% so với cùng kỳ lên 814,000 tấn, trong khi sản lượng đồng giảm 1% xuống 145,000 tấn.

Công ty cho biết việc mở rộng dự án Oyu Tolgoi ở Mông Cổ - một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới - đang tiến triển nhanh. Dự án vẫn đang trên đà hỗ trợ tăng sản lượng kim loại lên gấp 3 lần vào cuối thập kỷ này.

Rio Tinto cho biết các cuộc đàm phán về việc hợp tác phát triển dự án quặng sắt khổng lồ Simandou ở Guinea, trong đó công ty góp vốn chung với các nhà sản xuất Trung Quốc và chính phủ của quốc gia Tây Phi, tiếp tục cho thấy sự phát triển triển nhưng không đặt ra thời gian bắt đầu tiến hành sản xuất.

Công ty này tiếp tục giảm nhẹ hoạt động kinh doanh quặng sắt cốt lõi của mình, với tham vọng mở rộng sang các kim loại khác sẽ làm nền tảng cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Rio Tinto có một dự án lithium ở Argentina và hy vọng sẽ phát triển mỏ kim loại pin lớn nhất châu Âu ở Serbia, mặc dù việc sử dụng kim loại này đã bị chính quyền ngăn chặn vào đầu năm nay. Công ty cho biết họ sẽ tập trung vào việc tham vấn với các bên liên quan trong dự án của Serbia.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ