Triển vọng giá dầu phục hồi khi nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt

Triển vọng giá dầu phục hồi khi nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt

11:30 24/06/2020

Thị trường chào đón sự phục hồi của giá dầu thô sau nửa đầu năm 2020 đầy thảm khốc, nhờ các nỗ lực mở cửa nền kinh tế cũng như các thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử

  • Cú sốc kép của cuộc khủng hoảng Covid-19 và cuộc chiến giá cả giữa Ả Rập Saudi và Nga đã đẩy giá dầu Brent xuống dưới mức 16 đô la một thùng, trong khi chúng tôi hiện kỳ vọng giá dầu sẽ đóng cửa năm 2020 dưới mốc 60 đô la một thùng. Hiện, dầu đang có cơ hội để tiếp tục nhích dần lên, mặc dù vẫn giao dịch dưới mức trước đại dịch.
  • Thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử sẽ khiến sản lượng của OPEC+ giảm khoảng 7.7 triệu thùng mỗi ngày trong nửa sau 2020, nổi tiếp thỏa thuận cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày sẽ hết hạn vào tháng Bảy. Sản lượng tháng 5 đã giảm xuống mức thấp trong nhiều thập kỷ, thấp hơn khoảng 18% so với sản lượng trung bình hàng tháng trong năm 2019.
  • Tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận là gần 90% vào tháng 5 vừa qua mặc dù nhiều quốc gia vẫn đối mặt với chi phí cân bằng ngân sách ở mức khá cao. OPEC+ đã gia tăng sản lượng cắt giảm sau khi Iraq không tuân thủ tới gần một nửa khối lượng cam kết, tiếp tục củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào cam kết của Liên minh.
  • Các động thái cắt giảm sản xuất của Hoa Kỳ thậm chí còn sắc nét hơn mong đợi. Áp lực đối với các nhà sản xuất dầu đá phiến, với giá hòa vốn ở mức cao, đã dẫn đến việc sản lượng của Hoa Kỳ giảm xấp xỉ 20% từ mức cao kỷ lục trong tháng 3, xuống mức thấp trong hai năm. Điều này đã giảm bớt các rủi ro về khả năng lưu trữ hạn chế, điều trước đó đã dẫn đến sự sụt giảm của giá các hợp đồng giao tháng Tư.
  • Rủi ro trước mắt bắt nguồn từ việc giá tăng sẽ khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến khởi động lại giếng khoan và gây ra tình trạng dư cung, khiến giá dầu WTI không thể theo kịp giá dầu Brent.
  • Hiện dầu Brent đã quay trở lại trạng thái “backwardation” như trong các điều kiện bình thường (giá hợp đồng giao gần cao hơn giao xa), trở lại hình thái hồi đầu tháng 3, cho thấy nguồn cung đang bị thắt chặt. Trong khi đó, cấu trúc giá WTI vẫn chưa phục hồi khi các hợp đồng giao gần vẫn rẻ hơn, khi lượng dầu tồn kho của Hoa Kỳ vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại.
  • Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính tổng sản lượng thế giới sẽ giảm về mức 94.76 triệu thùng 1 ngày vào năm 2020, giảm từ mức 100.65 triệu thùng vào năm 2019. Mức tăng khiêm tốn lên 97.42 triệu thùng/ngày vào năm tới sẽ dần khiến thị trường dầu cân bằng khi uớc tính nhu cầu toàn cầu năm 2021 là 99.71 triệu thùng/ngày.
  • Nhu cầu dầu ở châu Âu và Hoa Kỳ đang có dấu hiệu cải thiện khi tiến gần tới mùa hè cao điểm. Và các thói quen mới sau đại dịch sẽ hỗ trợ cho sự gia tăng nhu cầu kéo dài khi giao thông công cộng không được ủng hộ trong bối cảnh các mối quan tâm về sức khỏe vẫn tiếp diễn.
  • Sự sụt giảm nhu cầu trong thời gian các nền kinh tế đóng cửa là ít nghiêm trọng hơn so với mức Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã dự kiến ​​trước đó. Báo cáo ngày 16 tháng 6 của tổ chức này dự báo nhu cầu tăng 10% trong phần còn lại của năm so nửa đầu năm và dự đoán thị trường dầu sẽ trở lại trạng thái thâm hụt vào năm tới.
  • Mặc dù IEA dự báo mức giảm kỷ lục đối với nhu cầu là 8.1 triệu thùng/ngày vào năm 2020, họ dự kiến ​​mức tiêu thụ sẽ tăng 6% trong năm 2021 lên 97.4 triệu thùng/ngày.
  • Hiển nhiên, nhu cầu có thể vẫn sẽ ở dưới mức trước đại dịch trong một thời gian dài trong bối cảnh khó lường về hành vi người tiêu dùng sau đợt cách ly. Hoạt động du lịch vẫn chưa phục hồi trở lại, và mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay vẫn bị hạn chế.
  • Ngoài ra, cũng không thể loại trừ rủi ro các lệnh cách ly bị tái thiết lập do lo ngại về làn sóng virus thứ hai. Thật vậy, các biện pháp ngăn chặn gần đây ở Bắc Kinh cũng đã khiến lưu lượng giao thông sụt giảm đáng kể.
  • Mặc cho những sự không chắc chắn, các gã khổng lồ kinh doanh dầu mỏ Vitol và Trafigura đều nhận định nhu cầu sẽ tăng trở lại. Trong khi Saudi Aramco nghĩ rằng sự sụt giảm tồi tệ nhất đã qua.
  • Việc tái cân bằng dần dần các yếu tố cơ bản sẽ giúp thúc đẩy giá dầu. Dẫu cho những sự không chắc chắn phía trước có thể tạo ra một con đường gập ghềnh, dầu thô có lẽ sẽ tiếp tục leo trở lại từ mức đáy của đầu năm 2020.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ