Triển vọng của các đồng tiền G7 trong tuần tới sẽ ra sao?

Triển vọng của các đồng tiền G7 trong tuần tới sẽ ra sao?

11:36 14/11/2020

Đồng đô la Mỹ đã kéo dài đà giảm so với tất cả các đồng tiền chính vào thứ Sáu mặc dù chứng khoán phục hồi đáng kể

Như chúng ta vẫn thường nói, các nhà giao dịch tiền tệ thường thận trọng hơn các nhà giao dịch cổ phiếu và sự suy giảm của đồng bạc xanh phản ánh mối lo ngại của họ về đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Hoa Kỳ và tác động của nó đối với nền kinh tế. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan đã cho chúng ta cái nhìn đầu tiên về cảm nhận của người Mỹ sau cuộc bầu cử. Họ không chỉ lo lắng về nền kinh tế đang hoạt động như thế nào mà sự sụt giảm mạnh trong thành phần kỳ vọng của báo cáo cho chúng ta biết rằng họ lo ngại về sự bất ổn xảy ra trong những tháng sắp tới.

Không thể trách họ, khi các ca nhiễm virus mới đang tăng nhanh ở mức báo động. Nhiều điều luật hạn chế hơn đã được ban hành khi Oregon thông báo phong tỏa một phần trong 2 tuần tới và thị trưởng thành phố New York nói về việc đóng cửa trường học. Những hạn chế như thế này khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng khó khăn và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, điều này giải thích tại sao các chính quyền địa phương chậm triển khai các biện pháp này. Khi các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng, lo ngại về việc phong tỏa sẽ khiến các nhà đầu tư rời bỏ đô la Mỹ và chứng khoán Mỹ. Doanh số bán lẻ, các cuộc khảo sát về sản xuất của Empire State và Philadelphia Fed dự kiến ​​công bố vào tuần tới và những thông tin tích cực sẽ là động lực tiềm năng lớn đối với đồng đô la Mỹ. Chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến ​​sẽ cải thiện vì hầu hết các hạn chế mới đã được công bố vào tháng 11 nhưng hoạt động sản xuất có thể chậm lại. Hai tuần tiếp theo là rất quan trọng trong trận chiến COVID-19 đối với Hoa Kỳ và Châu Âu. Hoặc là họ sẽ hoàn toàn mất quyền kiểm soát trong trận chiến COVID-19, các bệnh viện quá tải, hoặc là nỗ lực của họ sẽ đem lại kết quả và đạt được mục tiêu “làm phẳng đường cong” số ca nhiễm mới. Thật không may với nhiều quốc gia châu Âu, sau hai tuần phong tỏa, tình hình vẫn không thấy cải thiện tốt hơn tí nào và triển vọng đối với Mỹ cũng xấu tương tự.

Chúng tôi không chỉ kỳ vọng tâm lý e ngại rủi ro quay trở lại và chứng khoán tạo đỉnh, mà đồng đô la Mỹ sẽ còn kéo dài đà sụt giảm so với đồng JPY, CHF, USD và NZD. EUR và GBP có những rắc rối riêng sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những tuần tới.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua EUR ngay cả sau khi Đức báo cáo số lượng cao nhất của các trường hợp COVID-19 từ trước đến nay. Theo Bộ trưởng Y tế Đức, còn quá sớm để xem xét việc nới lỏng các hạn chế. Dòng tiền bán USD là lý do duy nhất cho sự gia tăng của đồng EUR. Thị trường đã biết về tình hình virus đang xấu đi của châu Âu trong nhiều tuần nay và ngân hàng trung ương đã rất minh bạch về ý định của họ. Liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ hay không là một câu hỏi mở. Chúng tôi biết họ không có ý định tăng lãi suất trong vài năm tới nhưng với việc phong tỏa mới chỉ hạn chế ở một số bang, nhu cầu nới lỏng có thể vẫn chưa khẩn cấp. Các trader EUR/USD đang đặt cược rằng điều đó sẽ thay đổi. Như đã nói, không có báo cáo kinh tế lớn của Khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tuần tới.

Mặt khác, đồng Bảng có thể chao đảo do doanh số bán lẻ và số liệu lạm phát. Khi Ngân hàng Trung ương Anh họp lần cuối, họ giữ nguyên dự báo lạm phát, điều đó có nghĩa là CPI có thể vượt dự báo, đặc biệt là sau khi BRC báo cáo giá mua sắm tăng mạnh hơn. Mặt khác, doanh số bán lẻ sẽ yếu hơn.

Đây cũng là một tuần lễ quan trọng đối với Canada với lạm phát và doanh số bán lẻ dự kiến sẽ được công bố. Không giống như Vương quốc Anh, những con số tích cực hơn được mong đợi từ Canada. AUD và NZD cũng sẽ hoạt động tốt hơn. Số liệu thị trường lao động của Úc sắp được công bố và chỉ số PMI cho thấy sự tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ