Tổng thống Trump "tung đòn" mạnh vào Trung Quốc: Hồi sinh ngành đóng tàu, siết chặt an ninh hàng hải Mỹ

Tổng thống Trump "tung đòn" mạnh vào Trung Quốc: Hồi sinh ngành đóng tàu, siết chặt an ninh hàng hải Mỹ

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

10:18 06/03/2025

Chính quyền Mỹ dự kiến áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển bằng tàu do Trung Quốc sản xuất, đồng thời cung cấp các khoản ưu đãi thuế để hồi sinh ngành đóng tàu trong nước và giảm sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường vận tải biển trị giá 150 tỷ USD toàn cầu, theo một tài liệu của Nhà Trắng mà Reuters có được.

Tổng thống Donald Trump đang soạn thảo một sắc lệnh hành pháp nhằm thành lập Quỹ An ninh Hàng hải để tạo nguồn tài chính chuyên biệt, đồng thời khuyến khích ngành đóng tàu bằng cách sử dụng các khoản tín dụng thuế, trợ cấp và cho vay, theo bản dự thảo kế hoạch gồm 18 điểm.

"Tòa Bạch Ốc đang thành lập một văn phòng trong Hội đồng An ninh Quốc gia để dẫn dắt nỗ lực phối hợp liên ngành nhằm củng cố nền tảng công nghiệp hàng hải," tài liệu nêu rõ, sau khi ông Trump công bố kế hoạch này trong bài phát biểu trước Quốc hội vào thứ Ba.

Sự ủng hộ hiếm hoi từ cố vấn an ninh của chính quyền Biden

Đề xuất của ông Trump bất ngờ nhận được sự ủng hộ từ Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Joe Biden. Ông Sullivan cho rằng, trong nhiều thập kỷ, các chính sách thương mại không công bằng của Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến ngành đóng tàu thương mại và quân sự của Mỹ.

"Ngành đóng tàu Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và kinh tế. Giờ là lúc hành động – để đối phó với tác động từ chính sách của Trung Quốc và khôi phục năng lực hàng hải của Mỹ," ông Sullivan nói với Reuters.

Trong nhiều năm qua, các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã cảnh báo về sự thống trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên biển và tình trạng suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của hải quân Mỹ. Sắc lệnh hành pháp sắp tới của ông Trump dường như chịu ảnh hưởng từ một số đề xuất trước đó, bao gồm cả các dự luật nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng.

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu

Động thái này của ông Trump được đưa ra hai tháng sau khi chính quyền Biden hoàn tất cuộc điều tra kéo dài gần một năm, theo yêu cầu của Liên đoàn Công nhân Thép Hoa Kỳ và các công đoàn khác. Cuộc điều tra kết luận rằng Trung Quốc đang sử dụng các chính sách và thực tiễn không công bằng để chiếm lĩnh ngành đóng tàu toàn cầu.

Michael Wessel, Chủ tịch Wessel Group – người đã hỗ trợ điều phối cuộc điều tra này theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 – cho biết thông báo của ông Trump là một bước tiến đáng khích lệ sau nhiều năm nỗ lực của các công đoàn nhằm vực dậy ngành công nghiệp này.

"Chúng ta vẫn có thể là cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới – nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu chúng ta hành động ngay bây giờ," ông Wessel nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi sử dụng nhiều biện pháp hơn nữa, bao gồm đầu tư, ưu đãi thuế và các chính sách tăng cường chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động.

Các biện pháp cụ thể để tái thiết ngành đóng tàu Mỹ

Năm ngoái, Mike Waltz – cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump và cựu hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa từ bang Florida – đã cùng Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Kelly từ bang Arizona giới thiệu một dự luật nhằm thúc đẩy ngành đóng tàu thương mại và quân sự của Mỹ.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tháng trước đã đề xuất áp mức phí lên đến 1.5 triệu USD đối với các tàu do Trung Quốc sản xuất khi cập cảng Mỹ, như một phần của cuộc điều tra về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu, vận tải biển và logistics toàn cầu.

Hôm thứ Ba, ông Trump cũng hoan nghênh một thương vụ không liên quan khác, trong đó tập đoàn tài chính Mỹ BlackRock dẫn đầu một liên danh mua lại phần lớn mảng kinh doanh cảng biển trị giá 22.8 tỷ USD của tập đoàn CK Hutchison (Hồng Kông).

Thương vụ này sẽ giúp các công ty Mỹ kiểm soát các cảng quan trọng thuộc Kênh đào Panama, giữa lúc Nhà Trắng kêu gọi loại bỏ sự kiểm soát của Trung Quốc tại các cơ sở hạ tầng chiến lược này.

"Chính quyền của tôi sẽ giành lại Kênh đào Panama, và chúng tôi đã bắt đầu thực hiện điều đó," ông Trump tuyên bố trước Quốc hội Mỹ.

Bên cạnh đó, dự thảo tài liệu cũng đề xuất giao Bộ Hiệu quả Chính phủ, do Elon Musk đứng đầu, xem xét lại quy trình mua sắm của chính phủ, bao gồm cả tại Hải quân Mỹ, tăng lương cho công nhân đóng tàu hạt nhân và phát triển chiến lược an ninh hàng hải cho khu vực Bắc Cực.

Investing.com

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Sự hỗn loạn trong chính sách thuế quan của tổng thống Trump đang tác động tới cả nước Mỹ

Thông báo thuế quan trong "Ngày Giải phóng" của tổng thống Donald Trump đã tạo ra giai đoạn biến động nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, Trung Quốc tung ra các biện pháp trả đũa và tổng thống Mỹ tạm dừng một số khoản thuế chỉ vài giờ sau khi chúng có hiệu lực.
Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nâng mức thuế quan với Mỹ lên 125%

Trung Quốc thông báo sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ từ mức 84% lên 125% bắt đầu từ ngày 12/4, đồng thời tuyên bố sẽ không phản ứng trước bất kỳ đợt tăng thuế nào khác mà Washington có thể áp dụng trong tương lai.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Chứng khoán Mỹ trượt dốc khi CPI không thể dập tắt nỗi lo kinh tế

Khẩu vị rủi ro biến mất trên phố Wall sau làn sóng bắt đáy lớn nhất trong nhiều năm diễn ra trong phiên hôm qua, cố phiếu giảm ngay cả sau khi dữ liệu lạm phát dịu bớt kéo dài đà phục hồi của trái phiếu. S&P 500 xoá sạch một phần tư đà tăng của ngày hôm qua khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một giai đoạn thù địch thương mại toàn cầu có khả năng kéo dài.
Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế đối ứng của Mỹ với cả thế giới chính thức có hiệu lực

Các mức thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia đã chính thức có hiệu lực vào thứ Tư, bao gồm mức thuế khổng lồ 104% với hàng hóa Trung Quốc, khiến cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng leo thang và kéo theo làn sóng bán tháo lan rộng trên các thị trường tài chính.
Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá phiên thứ năm liên tiếp khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trong cuộc chiến thương mại

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa tiếp tục biểu lộ sự chấp nhận đối với đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ, nhất là sau khi đồng tiền này lập kỷ lục mức thấp mới trong thị trường giao dịch quốc tế, phản ứng trước làn sóng đe dọa tăng thuế ngày một gay gắt từ Tổng thống Donald Trump.