Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên tất cả hàng nhập khẩu, Trung Quốc chịu thêm 34%

Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên tất cả hàng nhập khẩu, Trung Quốc chịu thêm 34%

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

09:23 03/04/2025

Hoa Kỳ vừa tung ra đòn tăng thuế lớn nhất trong lịch sử lên gần như toàn bộ sản phẩm Trung Quốc, nâng tổng mức thuế lên ít nhất 54% - một động thái có thể làm sụp đổ nghiêm trọng dòng hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Mức thuế mới 34% được Tổng thống Donald Trump công bố vào hôm thứ Tư sẽ bổ sung vào mức thuế 20% đã có hiệu lực từ đầu năm nay, ảnh hưởng đến phần lớn giá trị nửa nghìn tỷ USD hàng hóa mà các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2024. Mức thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4, theo lời tuyên bố của ông Trump trong một sự kiện tại Vườn Hồng Nhà Trắng.

"Nói một cách đơn giản rằng nếu mức tăng thuế 20% trước đây của Trump đã như một nhát búa giáng vào thương mại Mỹ - Trung, thì hành động hôm nay chẳng khác nào một phát súng bazooka," Jennifer Welch, chuyên gia phân tích kinh tế địa chính trị của Bloomberg Economics nhận xét.

Đợt thuế mới nhất này đưa mức thuế của Hoa Kỳ tiến gần đến ngưỡng 60% mà Trump đã đề cập trong chiến dịch tranh cử của mình.

Tập đoàn Macquarie ước tính năm ngoái rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể sụt giảm 2 điểm phần trăm nếu mức thuế 60% được áp dụng. Một mô phỏng của Bloomberg Economics cho thấy thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ co hẹp gần như biến mất với mức thuế cao đến vậy.

Bộ Thương mại Trung Quốc chưa phản hồi yêu cầu bình luận vào sáng sớm thứ Năm. Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã đã đăng tải bài bình luận chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch thuế quan của Trump, mô tả đây là "hành động bắt nạt tự gây hại".

"Bằng cách biến thương mại thành một trò chơi ăn miếng trả miếng quá đơn giản, Washington đang phá hủy hệ thống thương mại toàn cầu vốn dựa trên hiệu quả, chuyên môn hóa và lợi ích chung, gây tổn hại cho cả nền kinh tế Mỹ lẫn nền kinh tế toàn cầu nói chung," Tân Hoa Xã nhận định.

Bắc Kinh đã đáp trả các mức thuế trước đây bằng việc áp đặt thuế lên các sản phẩm của Mỹ. Trung Quốc cũng đã hạn chế xuất khẩu khoáng sản chiến lược và nhắm vào thêm nhiều công ty Mỹ để điều tra, những biện pháp mà quốc gia này có thể thực hiện để đáp trả động thái mới nhất của Trump.

"Những mức thuế này sẽ đặt Trung Quốc dưới áp lực khổng lồ," Martin Chorzempa, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington cho biết.

"Phản ứng của Trung Quốc đối với hai vòng áp thuế gần đây tương đối ôn hòa, nhưng hành động hôm nay có thể khiến Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn và dẫn đến leo thang nghiêm trọng vượt xa khỏi phạm vi thuế quan," ông bổ sung.

Mức thuế đối ứng mới này sẽ bổ sung vào chuỗi động thái của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế thâm hụt thương mại với Trung Quốc, bao gồm các mức thuế hiện hành từ nhiệm kỳ đầu tiên của Trump và được duy trì bởi chính quyền Biden.

Các miễn trừ thuế De Minimis, hiện cho phép các gói hàng trị giá 800 USD hoặc thấp hơn từ Trung Quốc và Hồng Kông vào Hoa Kỳ miễn thuế, sẽ chấm dứt vào ngày 2/5, theo thông báo của Nhà Trắng vào thứ Tư. Miễn trừ thuế này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các sàn thương mại trực tuyến như Shein và Temu của PDD Holdings - những đơn vị vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ các nhà máy Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ.

Những hành động này của Hoa Kỳ có thể buộc Bắc Kinh phải bơm thêm kích thích cho nền kinh tế trong nước để bù đắp cho tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nhu cầu. Nền kinh tế Trung Quốc vốn đã đang vật lộn với tình trạng dư thừa nguồn cung đang kéo giá xuống thấp. Vấn đề này có thể trở nên trầm trọng hơn do sự sụt giảm xuất khẩu bởi thuế quan.

Các nhà kinh tế dự đoán PBoC sẽ giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ trong quý này, điều này sẽ cho phép các tổ chức tài chính cho vay nhiều tiền hơn đến các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Tiêu dùng của Trung Quốc đã thể hiện dấu hiệu khả quan nhờ sáng kiến của chính phủ trợ cấp mua ô tô và đồ gia dụng. Tuy nhiên, lạm phát tiêu dùng đã giảm sâu hơn dự báo vào đầu năm nay, và kỳ vọng cho hoạt động kinh doanh tương lai trong ngành sản xuất đã suy yếu tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 3, xuống mức thấp nhất trong năm 2025.

Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã trở nên gay gắt hơn kể từ khi Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng Một. Tổng thống Mỹ vẫn chưa đối thoại với người đồng cấp Trung Quốc sau hơn hai tháng kể từ lễ nhậm chức. Hai bên cũng đang bế tắc về vai trò bị cáo buộc của Trung Quốc trong dòng chảy fentanyl vào Mỹ, lý do mà Trump đã viện dẫn cho mức thuế 20% áp đặt vào đầu năm nay.

Fentanyl đã trở thành điểm nóng trong quan hệ Mỹ - Trung, với việc Trump cáo buộc Bắc Kinh đã làm quá ít để ngăn chặn các tiền chất của chất này vào Mỹ. Trung Quốc ngược lại đổ lỗi cho chính quyền Trump đã sử dụng vấn đề này như cái cớ để tăng thuế, với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mô tả đây là "tống tiền" vào đầu tuần này.

Xung đột kinh tế giữa hai chính phủ đã lan sang các công ty tư nhân ở cả hai quốc gia. Các quan chức Trung Quốc đã phản đối nỗ lực của Walmart Inc. trong việc gây áp lực lên các nhà cung cấp Trung Quốc để giảm giá nhằm bù đắp cho thuế quan của Trump. Tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi đồng ý bán cảng của công ty ông ở Panama để xoa dịu Trump.

Trump biện hộ cho quyết định tăng thuế mới như một biện pháp công bằng nhằm đối phó với các rào cản mà quốc gia khác đang áp đặt lên doanh nghiệp và hàng hóa Mỹ. Theo ông, mức thuế chung 34% mới chỉ tương đương một nửa so với thuế quan mà Trung Quốc đang đặt lên Hoa Kỳ, khi tính cả ảnh hưởng từ các hàng rào thương mại khác và những cáo buộc về thao túng tiền tệ.

Chính quyền Trump đã cáo buộc Trung Quốc dựng lên các rào cản phi thuế quan gây bất lợi cho xuất khẩu và các công ty Mỹ, những khiếu nại đã được trình bày trong một báo cáo thường niên được USTR công bố tuần này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Tuần này, thị trường toàn cầu di chuyển như đoàn xe không kính chẳng có đèn pha, và mỗi nhà giao dịch đều hy vọng xe dẫn đầu không lao xuống vực. Với thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang tới gần, thị trường hiện giờ đang theo dõi Washington sát sao nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự leo thang hoặc thoái lui. Con đường phía trước vẫn mơ hồ, nhưng địa hình thì đầy chông gai.
Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Giữa áp lực từ cả Washington lẫn Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nỗ lực định vị EU như một đối tác thương mại chiến lược. Dù không nắm nhiều đòn bẩy, Brussels vẫn có cơ hội tận dụng vị thế trung gian để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại từ cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Lãi suất có thực sự quá cao?

Lãi suất có thực sự quá cao?

Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ