Tình trạng bán tháo ở Trung Quốc đe dọa thị trường chứng khoán phái sinh 27 tỷ USD

Tình trạng bán tháo ở Trung Quốc đe dọa thị trường chứng khoán phái sinh 27 tỷ USD

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

11:16 27/10/2023

Chứng khoán lớn của Trung Quốc giảm thêm 10% có thể gây ra làn sóng bán tháo các hợp đồng tương lai chỉ số gắn liền với các sản phẩm cấu trúc, tạo thêm rủi ro mới cho thị trường chứng khoán đang lao dốc.

Các nhà đầu tư phải đối mặt khoản lỗ khổng lồ từ các công cụ phái sinh lăn cầu tuyết phức tạp khi đáo hạn với tài sản cơ sở giảm xuống dưới mức được gọi là mức knock-in. Đối với hợp đồng với tài sản cơ sở là chỉ số CSI Smallcap 500, ngưỡng knock-in trung bình là 4,865, theo ước tính của China International Capital. Chỉ số này giao dịch ở mức khoảng 5,417 sáng nay.

Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến nhà đầu tư chú ý đến rủi ro của các công cụ phái sinh này. Công cụ này cam kết trả lãi như trái phiếu coupon nếu tài sản cơ sở được giao dịch trong một phạm vi nhất định. Trái phiếu lăn cầu tuyết, tương tự như các trái phiếu mua lại tự động ở các quốc gia khác, đã trở nên phổ biến vào năm 2021 đối với các nhà đầu tư tổ chức và giàu có của Trung Quốc. Hợp đồng này đã phát triển thành một thị trường trị giá 27 tỷ USD. Các nhà môi giới có thể vội vàng thanh lý các vị thế phòng hộ rủi ro khi đạt mức knock-in.

Các nhà đầu tư ở Hàn Quốc, một thị trường khổng lồ khác về trái phiếu cấu trúc, đang có hàng tỷ USD vị thế với các sản phẩm phái sinh Hang Seng China Enterprises. Chỉ số này cũng đang gặp rủi ro.

Hợp đồng phái sinh lăn cầu tuyết với tài sản cơ sở là chỉ số CSI 1000 có mức knock-in trung bình 4,997, thấp hơn khoảng 14% so với mức sáng thứ Sáu, theo ước tính của CICC.

Chứng khoán Trung Quốc đã có một năm đầy sóng gió khi nhiều đợt kích thích chính sách không thể hỗ trợ thị trường. Khủng hoảng bất động sản dai dẳng, căng thẳng địa chính trị và triển vọng kinh tế ảm đạm đều đã làm suy giảm tâm lý đối với tài sản nước này.

CSI 500 và CSI 1000 - hai chỉ số cơ sở phổ biến nhất cho các công cụ phái sinh lăn cầu tuyết - đều giảm hơn 7% trong năm nay, ngay cả sau khi phục hồi trong những phiên gần đây sau đợt mở rộng ngân sách hiếm hoi vào giữa năm. Các chỉ số này đều giảm hơn 20% vào năm 2022.

Các cơ quan quản lý đã thắt chặt sự kiểm soát đối với các công cụ phái sinh này để ngăn chặn chúng được tiếp cận bởi các nhà đầu tư cá nhân dưới dạng sản phẩm chứng khoán nợ. Theo CICC, quy mô của các công cụ phái sinh lăn cầu tuyết trong nước là 200 tỷ nhân dân tệ (27 tỷ USD) vào cuối tháng 7, dựa trên số liệu từ Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc.

Yu Yingbo, nhà quản lý quỹ tại Qianhai United Fortune Fund Management, cho biết: “Nếu buộc phải bán các hợp đồng tương lai chỉ số, tác động có thể lan rộng vì sự sụt giảm của các công cụ phái sinh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý hoặc có thể buộc phải đóng các vị thế mua cổ phiếu dài hạn”. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nên bớt lo lắng hơn do sự giám sát chặt chẽ trong những năm gần đây, ông nói thêm.

CICC ước tính rằng bất kỳ hoạt động bán hợp đồng tương lai chỉ số nào do vi phạm knock-in sẽ vẫn có tác động hạn chế đến thị trường chứng khoán giao ngay, vì các nhà đầu tư sẽ giảm vị thế theo nhiều cách và khối lượng đóng vị thế có thể nhỏ khi so sánh với thị trường hợp đồng tương lai.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Sau nhiều năm hưởng lợi với vai trò là các trung tâm sản xuất chi phí thấp phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng áp thuế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.
Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng

Mỹ giữ mức thuế hơn 100% với hàng hóa Trung Quốc, khiến doanh nghiệp xuất khẩu Trung buộc phải tăng giá, rút khỏi thị trường Mỹ hoặc tìm cách lách luật. Bắc Kinh đáp trả bằng đòn thuế nặng, để đồng nhân dân tệ giảm giá và tăng cường ngoại giao với châu Á - châu Âu. Căng thẳng leo thang khiến thị trường toàn cầu chao đảo, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tách rời kinh tế giữa hai siêu cường.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan

Chính sách tăng thuế quan đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã tạo ra hiệu ứng tích cực đến mức Goldman Sachs buộc phải rút lại các dự báo về suy thoái kinh tế trước đó. Tuyên bố này đã kích hoạt làn sóng mua vào mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán và gây áp lực đáng kể cho các nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán khống.
Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?

Giữa lúc thị trường tài chính đang chao đảo, các biện pháp tăng thuế mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố đã khiến ngay cả những chuyên gia bi quan nhất cũng phải bất ngờ. Nếu tính cả chính sách gia hạn 90 ngày (áp dụng cho tất cả các nước, trừ Trung Quốc) và mức thuế mới với hàng hóa Trung Quốc tăng vọt lên 125%, thì tổng thể các chính sách này tương đương với việc tăng thêm 23 điểm phần trăm vào mức thuế suất trung bình thực tế của Mỹ — đẩy con số này lên 25%. Đây là mức thuế cao nhất trong hơn một thế kỷ, kể từ năm 1909.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ