Thuế quan không thể thay thế cho chiến lược công nghiệp toàn diện

Thuế quan không thể thay thế cho chiến lược công nghiệp toàn diện

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

10:30 21/04/2025

Nếu muốn thúc đẩy sản xuất trong nước một cách bền vững, Nhà Trắng cần kết hợp cả chính sách thuế và công nghiệp.

Hai thập kỷ qua đã dạy chúng ta một bài học đắt giá: Thế giới ngày càng bất ổn. Từ đại dịch, chiến tranh, chia tách chuỗi cung ứng cho đến các thảm họa khí hậu, tất cả cho thấy sự rủi ro nếu quá phụ thuộc vào một trung tâm sản xuất duy nhất. Vì thế, việc phát triển các trung tâm sản xuất khu vực trên toàn cầu là điều cần thiết. Đây không phải câu chuyện ý thức hệ, mà đơn giản là nguyên tắc phân tán rủi ro.

Tuy nhiên, để xây dựng khả năng chống chịu thực sự, các quốc gia không thể chỉ lo phòng thủ mà phải kết hợp cả chiến lược chủ động. Chính quyền Trump hiện đang chọn con đường thuế quan như một biện pháp phòng thủ — nhưng theo cách thiếu nhất quán và đôi khi phản tác dụng. Ngay cả khi các mức thuế được thiết kế chính xác hơn — điều chưa xảy ra — thì chúng vẫn không thể thay thế cho một chính sách công nghiệp rõ ràng nhằm hỗ trợ các ngành chiến lược. Chỉ những quốc gia biết kết hợp cả hai yếu tố và liên kết chặt chẽ chúng, mới có thể khôi phục năng lực sản xuất trong nước một cách bền vững.

Chính quyền Biden đã từng thực hiện điều này: Kết hợp các rào cản thương mại, kiểm soát dòng vốn và công nghệ với các chính sách công nghiệp như miễn giảm thuế, trợ cấp, tài trợ và đào tạo lao động để đưa những ngành quan trọng — như chất bán dẫn — trở lại Mỹ. Không ai kỳ vọng có thể khôi phục toàn bộ số việc làm từng mất về tay Trung Quốc, nhưng ít nhất, Washington đã truyền đi một thông điệp rõ ràng: Nước Mỹ phải có khả năng sản xuất một phần các linh kiện cốt lõi cho nền kinh tế kỹ thuật số ngay trên đất nước mình. EU cũng đã hành động theo hướng tương tự.

Việc phục hồi chuỗi cung ứng chip chỉ trong vòng hơn hai năm là minh chứng thuyết phục. Đó lẽ ra phải là hình mẫu để chính quyền Trump học hỏi khi chuyển hướng sang các lĩnh vực khác như khoáng sản chiến lược hay dược phẩm. Nhưng hiện tại, những gì đang diễn ra lại là sự vá víu: Đề xuất áp thuế tràn lan, các cuộc điều tra an ninh quốc gia theo từng ngành riêng lẻ (đồng, gỗ, chip, dược phẩm) và một số kế hoạch hỗ trợ ngành nội địa như vận tải biển nhưng không đi kèm nguồn trợ cấp cụ thể hay chính sách đào tạo rõ ràng.

Tình trạng này khiến doanh nghiệp cả trong và ngoài nước không rõ điều gì là ưu tiên thực sự trong chiến lược sản xuất của Mỹ. Và kết quả là sự bất định, làm xói mòn niềm tin đầu tư.

Theo chuyên gia thương mại Michael Wessel, các doanh nghiệp lớn thường có tầm nhìn đầu tư từ 5 năm trở lên. Nhưng không ai biết liệu các mức thuế hiện tại sẽ tồn tại bao lâu kể cả trong chính quyền hiện tại hay tương lai. Nếu không có chính sách công nghiệp song hành, thị trường khó có đủ niềm tin để rót vốn vào Mỹ, nhất là trong các lĩnh vực như sản xuất hay năng lượng — nơi thời gian thu hồi vốn kéo dài hơn rất nhiều.

Ngay cả khi chính quyền Trump xác định được chính xác ngành nào cần tăng năng lực sản xuất, thì vẫn cần thiết kế thuế quan một cách thông minh hơn để tránh hiện tượng “thuế ngược” — khi linh kiện bị đánh thuế cao hơn thành phẩm, khiến doanh nghiệp nội địa bị thiệt.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần có cái nhìn toàn diện và tinh vi hơn về rủi ro chuỗi cung ứng. Ông Trump tuyên bố có thể khôi phục sản xuất trong vòng một năm rưỡi đến hai năm, nhưng câu hỏi lớn là: Năng lượng để vận hành các nhà máy đó sẽ đến từ đâu, nếu Mỹ áp thuế với các nhà cung cấp như Canada?

Lưới điện tại nhiều bang đang cũ kỹ, thiếu đầu tư. Các nhà máy điện không thể xây dựng trong ngày một ngày hai. Trong khi đó, nếu giá dầu tiếp tục giảm thì việc nới lỏng quy định cũng không thể khiến ngành dầu đá phiến có lãi trở lại.

Một vấn đề khác là mô hình “sản xuất đúng lúc” khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ gần như không giữ tồn kho. Điều này sẽ trở nên cực kỳ rủi ro nếu Trung Quốc bất ngờ hạn chế xuất khẩu đất hiếm hoặc nếu những quốc gia như Congo cấm xuất khẩu cobalt — nguyên liệu thiết yếu cho ngành xe điện, y tế và hàng không vũ trụ. Một mắt xích đứt gãy có thể làm đình trệ toàn bộ chuỗi sản xuất. Và đó chỉ là một trong nhiều kịch bản rủi ro tiềm ẩn.

Vậy có ai trong Nhà Trắng đang vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về những rủi ro này không? Rất có thể là không.

Tôi từng đề xuất rằng Nhà Trắng nên bổ nhiệm một chuyên gia hậu cần hoặc cựu quân nhân làm “đặc phái viên chống chịu” để đánh giá và chuẩn bị cho những rủi ro giao thoa phức tạp cả về vật chất và tài chính.

Tiếc thay, chính quyền hiện tại dường như vẫn trung thành với những tư duy kinh tế bảo thủ lỗi thời. Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Stephen Miran cho rằng rủi ro từ thuế quan không đáng lo và việc cắt giảm thuế cùng nới lỏng quy định sẽ giúp Mỹ cạnh tranh hơn trên toàn cầu. Nhưng đó không phải là chiến lược tăng cường khả năng chống chịu. Đó chỉ là hy vọng mơ hồ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ