Thị trường sẽ phản ứng ra sao nếu chiếc ghế chủ tịch Fed đổi chủ?

Thị trường sẽ phản ứng ra sao nếu chiếc ghế chủ tịch Fed đổi chủ?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:25 19/11/2021

Nếu bà Lael Brainard trở thành chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, động thái đầu tiên của thị trường tài chính nhiều khả năng sẽ là kỳ vọng Fed ôn hòa hơn.

Bà Lael Brainard và chủ tịch Fed Jerome Powell sau một cuộc họp tại Fed Chicago
Bà Lael Brainard và chủ tịch Fed Jerome Powell sau một cuộc họp tại Fed Chicago

Điều này đồng nghĩa với việc Fed sẽ mất rất lâu mới nâng lãi suất, hay thắt chặt chính sách so với thời chủ tịch Powell. Hiện tại, các trader đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào nửa sau năm 2022, sau khi đã hoàn thành thắt chặt mua tài sản.

Trước đó, ai cũng nghĩ chủ tịch Powell đã chắc suất tái nhiệm, nhưng tổng thống Joe Biden cuối cùng đã phỏng vấn cả ông và bà Brainard và sẽ công bố quyết định của mình trong cuối tuần này.

“Tôi nghĩ thị trường nhìn nhận bà Brainard ôn hòa hơn chút, nhưng thật lòng là hai người này cũng không khác nhau nhiều lắm. Điểm khác biệt của ông Powell chính là sự tin tưởng của thị trường, một niềm tin được xây dựng nhờ việc luôn luôn làm điều đúng đắn bất chấp áp lực chính trị,” theo Ed Mills, chiến lược gia chinh sách tại Raymond James.

Giới kinh tế học và giới đầu tư tin rằng bà Brainard chính trị hơn, dù bà có cố chứng minh điều ngược lại. Ông Mills nói rằng bà Brainard bị cho là chính trị do việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng viên Hillary Clinton vào năm 2016.

“Tôi nghĩ ông Powell sẽ ít để ý tới cuộc bầu cử giữa năm để quyết định về lãi suất. Tôi không biết bà Brainard sẽ làm gì, nhưng nhiều khả năng thị trường sẽ nhận định là có quan tâm hơn,” theo Peter Boockvar, giám đốc đầu tư Bleakley Global Advisors.

Cổ phiếu sẽ không quá lo lắng giữa quyết định ai là giám đốc Fed, nhưng thị trường tài chính có thể sẽ phản ứng.

Tác động từ việc bà Brainard được đề cử

Ông Boockvar và nhiều người khác không kỳ vọng thị trường sẽ phản ứng mạnh nếu chủ tịch Powell tái nhiệm, nhưng nếu bà Brainard trúng cử, câu chuyện có thể hoàn toàn khác.

“Tôi nghĩ cổ phiếu sẽ tăng trong ngắn hạn, nhưng trái phiếu sẽ phản ứng lâu dài nếu bà Brainard đắc cử.”

Các chiến lược gia trái phiếu nói rằng nếu bà Brainard được đề cử, kỳ vọng lạm phát sẽ tăng, với các công cụ tài chính liên quan đến lạm phát tăng giá, như trái phiếu chính phủ chống lạm phát (TIPS). Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu ngắn hạn và dài hạn sẽ nới rộng, trước lo ngại lạm phát.

Bà Brainard đã là một thành viên Hội đồng Thống đốc Fed từ năm 2014. Bà từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính dưới thời tổng thống Obama.

Còn ông Powell đã giữ ghế chủ tịch Fed từ năm 2018. Một người đảng Cộng hòa, ông gia nhập ban lãnh đạo Fed từ năm 2012 dưới thời tổng thống Obama và được chỉ định chủ tịch Fed bởi tổng thống Trump từ năm 2018.

“Lý do tôi muốn ông Powell tiếp tục công việc là tổng thống Biden sẽ chịu trách nhiệm trước mọi hậu quả từ chính sách tiền tệ, đặc biệt hơn nữa khi ông đổi ghế chủ tịch Fed,” ông Mills cho biết.

Cứng rắn hơn với các ngân hàng?

Bà Brainard đang được hậu thuẫn bởi những người cấp tiến đảng Dân chủ muốn thắt chặt kiểm soát các ngân hàng.

“Tôi nghĩ ông Powell vẫn là lựa chọn hợp lý, vì ở góc độ xác nhận, ông là người dễ chọn nhất. Ông cũng sẽ hỗ trợ cho các ứng cử viên cấp tiến vào các vị trí khác,” theo Isaac Boltansky, trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách tại BTIG.

Tổng thống Biden có thể chỉ định thêm 3 thành viên Hội đồng Thống đốc Fed khác, thậm chí là 4 nếu chủ tịch Powell quyết định từ chức. Nhiệm kỳ phó chủ tịch Richard Clarida sẽ kết thúc vào đầu năm sau. Phó chủ tịch bộ phận giám sát ông Randal Quarles cũng đã từ chức. Một ghế nữa trong Hội đồng cũng đang trống.

Bà Brainard cũng đang được cân nhắc cho vị trí ông Clarida hoặc ông Quarles từng nắm giữ.

“Hai tuần trước, tôi vẫn còn nghĩ chủ tịch Powell đã chắc chân rồi, nhưng giờ tôi không dám đảm bảo điều gì. Lạm phát cao, bê bối giao dịch cổ phiếu nội gián, và việc ông được đề cử bởi cựu tổng thống Trump khiến Powell trở thành một mục tiêu dễ xơi của chính quyền Biden,” theo Michael Arone, chiến lược gia đầu tư tại State Street Global Advisors. “Với những điều này, cộng với việc ông Biden đang mất quá nhiều thời gian để quyết định, tôi nghĩ khả năng chủ tịch Powell tái cử đang giảm.”

Diane Swonk, kinh tế trưởng tại Grant Thornton, nói rằng thị trường có thể sai khi nghĩ bà Brainard là một người ôn hòa.

“Khác biệt giữa bà và chủ tịch Powell là bà có thể nhạy bén hơn với biến đổi khí hậu, dù chủ tịch Powell cũng khá nhanh với vấn đề này. Vấn đề khác nữa là bà cũng rất cởi mở về tiền ảo. Trong khi ông Powell không muốn đi trước quá xa so với các ngân hàng trung ương khác, bà lại đang rất quan tâm đến fintech và không gian ảo.”

Bà Swonk nói rằng thực lực của ông Powell và bà Brainard là ngang nhau, nhưng bà sẽ muốn tính liên tục trong chính sách trước những thách thức của Fed và nền kinh tế.

“Đây sẽ là giai đoạn rất khó khăn và Fed sẽ cần mọi nguồn lực họ có. Bất kỳ sự chắc chắn nào đều rất tốt, và đây là lý do tính liên tục sẽ có lợi. Việc thị trường nghĩ rằng bà Brainard ôn hòa có thể sai, nhưng vẫn sẽ có ảnh hưởng lớn.

Michael Schumacher, một giám đốc điều hành tại Wells Fargo, cho biết hiện vẫn chưa rõ thị trường đã kỳ vọng gì từ khả năng bà Brainard ứng cử chưa. Kỳ vọng lạm phát 5 năm giảm trong thứ Tư, nhưng đã tăng 6bp từ tuần trước, ở mức 3.16%. Trước cuộc học chính sách ngày 3/11, kỳ vọng lạm phát 5 năm chỉ ở mức 2.87%.

Nhưng ông Arone nói rằng cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu có những phản ứng về việc này. Các ngân hàng lớn như JPMorgan, Citi hay BofA đều đóng cửa giảm điểm phiên thứ Tư. JPMorgan tiếp tục giảm phiên thứ năm, trong khi Citi và BofA không đổi.

“Bà có thể cứng rắn hơn lên các ngân hàng và biến đổi khí hậu, thậm chí cả chênh lệch giàu - nghèo. Đây là những điểm khác biệt lớn nhất giữa bà và ông Powell, và cũng là lý do tại sao phe Dân chủ cấp tiến lại ủng hộ bà đến vậy. Ông Powell có thể thất bại do lạm phát, nhưng chính sách của bà Brainard chắc chắn sẽ không đối phó được với vấn đề này.”

Chủ tịch Powell đã làm tốt chưa?

Sam Stovall, chiến lược gia đầu tư tại CFRA, nói rằng chỉ số Dow Jones đã tăng trung bình 11%/năm dưới thời chủ tịch Powell.

“Như vậy, ông ở giữa bảng xếp hạng 16 chủ tịch Fed từ năm 1914 đến giờ.” Mức tăng trưởng trung bình dưới thời tất cả các chủ tịch là 8.5%/năm. Thời điểm tốt nhất là nhiệm kỳ ông Daniel Crissinger từ năm 1923-1927, tăng 17.5%/năm, tiếp đó là nhiệm kỳ ông Paul Volcker từ năm 1979-1987, tăng 15.4%/năm.

“Nếu ông Powell tái đắc cử, cả cổ phiếu và trái phiếu sẽ tăng,” theo ông Stovall. Bà Brainard sẽ đem lại chút sự khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lúc đầu, nhưng sự ôn hòa của bà sẽ có lợi cho chứng khoán. Ông Stovall nói thêm rằng chỉ số Dow Jones đã tăng trung bình 4% trong 6 tháng đầu tiên chủ tịch Fed mới nắm quyền, và cứ 3 lần Fed thay ghế, 2 lần chứng khoán sẽ tăng.

“Lợi suất trái phiếu cũng có thể tăng. Chúng ta đã biết triển vọng thắt chặt của Fed và lần tăng lãi suất đầu tiên. Nếu bà Brainard đắc cử, thị trường chứng khoán hoặc sẽ tăng mạnh hơn chút, hoặc sẽ tụt dốc thê thảm.”

Ông Jim Caron từ Morgan Stanley cũng nói rằng hai người đều có quan điểm chính sách như nhau và thị trường sẽ chỉ biến động nhẹ nếu bà Brainard đắc cử. “Có phải là hai người sẽ khác nhau một trời một vực đâu. Chúng ta không từ diều hâu thành bồ câu. Chúng ta đang thay đổi người lãnh đạo, chứ đâu phải triết lý chính sách.”

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ