Thị trường ngày càng không tin Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Thị trường ngày càng không tin Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất

14:01 24/03/2023

Đa số các ngân hàng trung ương lớn đều sẽ tạm dừng chu kỳ thắt chặt, chậm nhất là vào tháng 7. Nhưng, phản ứng mạnh mẽ trên thị trường trái phiếu cho thấy sự không chắc chắn về hướng đi của lãi suất.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ, Fed, ông Jerome Powell
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ, Fed, ông Jerome Powell

Thị trường đang cho rằng Cục Dự trữ Liên bang đã sai khi nói về triển vọng tăng lãi suất. Các trái phiếu có kỳ hạn ngắn từ Mỹ, Đức cho tới nước Australia xa xôi đều diễn biến giảm mạnh khi FOMC công bố quyết định lãi suất và phần đầu bài phát biểu của chủ tịch Powell. Điều đó phản ánh rằng triển vọng kinh tế kém lạc quan và ủng hộ cho quan điểm của họ rằng Fed sẽ cần cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Điều đó đang gây tranh cãi trên toàn cầu bởi nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng chu kỳ thắt chặt sẽ sớm kết thúc.

Lãi suất swap cho thấy Fed có thể đã hoàn thành xong chu kỳ tăng lãi suất hiện tại, với khả năng tăng lãi suất 25 điểm phần trăm vào tháng Năm giảm xuống chỉ còn hơn 33%. Thị trường cũng đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm ít nhất 75 bps vào cuối năm, bất chấp khẳng định của Chủ tịch Fed hôm thứ Tư rằng các quan chức chưa nói trước được về việc cắt giảm lãi suất.

Lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm đã giảm 18 bp vào thứ Năm xuống còn 3.75%, trước đó đã tăng gần 7 bp, đánh dấu phiên thứ 11 liên tiếp có chênh lệch intraday hơn 20 bp; sau đó tiếp tục giảm trong ngày thứ Sáu ở phiên Á, mất 5 bp xuống 3.78%. Lợi suất hiện đã giảm hơn 1 điểm phần trăm trong tháng 3, hướng tới mức giảm mạnh nhất trong một tháng kể từ năm 1982.

Một phần lý do cho sự biến động tăng vọt là trái phiếu đang dần phục hồi sau tháng Hai ảm đạm - khi mà lợi suất tăng mạnh bởi Fed dẫn đầu các ngân hàng trung ương toàn cầu trong việc đẩy lùi đặt cược vào các chính sách xoay trục.

Các trader đang có xu hướng đánh giá thấp quy mô của các đợt tăng lãi suất của Fed. Lần đầu tiên họ bắt đầu dự đoán về một chính sách xoay trục vào giữa năm ngoái — đánh cược rằng lãi suất của ngân hàng trung ương sẽ giảm trong thời gian một năm so với dự kiến chỉ ​​trong 6 tháng trước đó, nhưng cho đến nay tất cả những dự đoán đó đều chưa xảy ra.

“Các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi suất trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng ngân hàng, điều kiện tài chính thắt chặt hơn, ngành bất động sản thương mại và quan điểm chung rằng Fed và BoE vẫn còn tiếp tục thắt chặt mạnh tay” William O'Donnell, chiến lược gia lãi suất của Hoa Kỳ tại Citigroup Global Markets cho biết.

Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào rạng sáng ngày thứ Năm, đây là lần tăng thứ 9 liên tiếp. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Anh cũng tăng lãi suất cơ bản thêm 1/4 điểm phần trăm ngay ngày hôm sau, đánh dấu lần tăng thứ 11 liên tiếp. Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn dự kiến ​​sẽ tăng lãi thêm 1-2 lần nữa trước khi tạm dừng. Các nhà hoạch định chính sách của Úc dự kiến lãi suất ​​sẽ giữ nguyên vào tháng tới và sau đó sẽ cắt giảm sớm nhất là vào tháng 8.

Các nhà phân tích của Societe Generale đã viết trong một ghi chú: “Các thị trường có xu hướng nghĩ rằng Hoa Kỳ đang ở cuối chu kỳ thắt chặt, bất chấp phát biểu của Powell rằng việc cắt giảm lãi suất vẫn chưa nằm trong kế hoạch”

Khi nói đến Châu Âu, “cuộc họp FOMC mới nhất dường như đã thuyết phục rằng một sự xoay trục không còn xa nữa,” họ nói.

Lợi suất trái phiếu chính phủ 2 năm của Đức 18 bp vào thứ Sáu, sau khi tăng 35 bp trong hai ngày trước đó. Lợi suất trái phiếu 3 năm của Úc chỉ giảm 6 bp vào thứ Sáu.

Các nhà phân tích của SocGen cho biết: Các nhà đầu tư có thể thấy tốt hơn khi đà phục hồi của trái phiếu Châu Âu giảm vì ngân hàng trung ương sẽ có thêm đà để tiếp tục chiến đấu chống lạm phát.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.
Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo ồ ạt, thị trường gióng lên hồi chuông cảnh báo
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo ồ ạt, thị trường gióng lên hồi chuông cảnh báo

Làn sóng bán tháo trái phiếu lan rộng khi các quỹ phòng hộ buộc phải tháo chạy, đẩy lợi suất lên mức chưa từng thấy kể từ năm 1981. Cuộc khủng hoảng thanh khoản do chính sách thuế quan Mỹ châm ngòi đang làm lung lay vị thế “tài sản trú ẩn” của trái phiếu chính phủ Mỹ. Giới đầu tư toàn cầu bắt đầu đặt dấu hỏi lớn về vai trò cốt lõi của trái phiếu Mỹ trong hệ thống tài chính thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ