Thị trường lạc quan trước kỳ vọng Mỹ nới lỏng thuế quan

Thị trường lạc quan trước kỳ vọng Mỹ nới lỏng thuế quan

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:22 14/02/2025

Chứng khoán tiếp tục tăng khi nhà đầu tư kỳ vọng Mỹ sẽ trì hoãn áp thuế đối ứng, mở ra cơ hội đàm phán. Đồng USD suy yếu, trong khi chứng khoán Trung Quốc bật tăng mạnh nhờ triển vọng AI. Vàng dao động gần mức cao kỷ lục, còn dầu giữ ổn định khi thị trường đánh giá tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên khi nhà đầu tư kỳ vọng Mỹ sẽ trì hoãn áp thuế đối ứng, mở ra cơ hội đàm phán nhằm giảm nhẹ tác động của chính sách này.

Chứng khoán châu Á tăng phiên thứ ba liên tiếp, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 cho thấy đà tăng tiếp diễn sau khi Phố Wall đóng cửa gần mức cao kỷ lục vào thứ Năm. Ngược lại, hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu có dấu hiệu mở cửa giảm nhẹ. Trên thị trường tiền tệ, đồng USD duy trì ở mức thấp nhất trong hai tháng, trong khi đồng yên Nhật tăng giá.

Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư phản ánh kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán có thể giúp giảm thiểu tác động của thuế quan, tương tự như cách Mỹ từng trì hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico hồi đầu tháng. Chỉ số DXY đã giảm khoảng 2.5% so với mức đỉnh hồi tháng Hai, khi giới đầu tư dần bớt lo ngại về khả năng Trump đẩy mạnh chính sách thuế quan trên toàn cầu theo hướng bảo hộ. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán toàn cầu đang ở mức cao kỷ lục.

Kyle Rodda, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Capital.com, nhận định: “Việc Trump tiếp cận chính sách một cách có chọn lọc cùng với khả năng nhiều mức thuế sẽ không được thực thi, đang giúp củng cố niềm tin trên thị trường.”

Cổ phiếu toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh thuế quan phức tạp

Theo Howard Lutnick, ứng viên được Trump đề cử làm Bộ trưởng Thương mại, quá trình đề xuất thuế quan đối ứng sẽ được xem xét riêng cho từng quốc gia và có thể kéo dài đến tháng Tư.

Trước đó, Trump đã yêu cầu chính quyền đánh giá các biện pháp thuế quan đối với nhiều đối tác thương mại, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia mà ông cho rằng đang hưởng lợi từ Mỹ.

Kết quả khảo sát của Bloomberg với 153 chuyên gia cho thấy 92% dự đoán Mỹ sẽ áp thuế trong vòng sáu tháng tới. Hơn một nửa số người tham gia kỳ vọng Washington chỉ đánh thuế lên một số nền kinh tế, trong khi hơn một phần ba dự đoán mức thuế sẽ được áp dụng rộng rãi hơn.

Đồng USD suy yếu, chứng khoán Trung Quốc bứt phá mạnh mẽ

Chỉ số DXY ít biến động vào thứ Sáu sau khi ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong ba tuần vào phiên trước. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng thuế quan mới chỉ là chiến thuật đàm phán, khiến giới đầu tư dần rút khỏi các vị thế đặt cược vào đồng bạc xanh.

“Quá trình suy yếu của đồng USD mới chỉ bắt đầu,” Charu Chanana, chiến lược gia trưởng tại Saxo Markets Pte, nhận định. “Đồng USD trước đây hưởng lợi từ các mối đe dọa thuế quan và kỳ vọng về sự vượt trội của kinh tế Mỹ. Nhưng giờ đây, thị trường nhận thấy thuế quan sẽ được áp dụng có chọn lọc với mục tiêu chính là an ninh quốc gia và công bằng thương mại.”

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đi ngang trong phiên giao dịch châu Á, sau khi tăng mạnh vào phiên trước.

Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt, thị trường Ấn Độ tiếp tục lao dốc

Cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông tiếp tục đà tăng khi giới đầu tư đặt cược vào triển vọng sáng sủa của ngành trí tuệ nhân tạo (AI). Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng tới 3% vào thứ Sáu, tiến sát mức đỉnh tháng Mười năm ngoái sau hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế. Apple Inc. cũng đang lên kế hoạch triển khai các tính năng AI tại Trung Quốc vào giữa năm nay, góp phần củng cố tâm lý thị trường.

Trái ngược với đà khởi sắc của Trung Quốc, chứng khoán Ấn Độ tiếp tục giảm sâu. Jefferies Financial Group Inc. cảnh báo dòng vốn từ các quỹ đầu tư bán lẻ vào quỹ tương hỗ cổ phiếu của Ấn Độ có thể suy giảm khi lợi nhuận thị trường đi xuống. Từ mức đỉnh cuối tháng Chín, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã mất hơn 600 tỷ USD vốn hóa. Chỉ số BSE Sensex giảm phiên thứ tám liên tiếp.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhất trí khởi động đàm phán thương mại. Trump muốn giảm thuế nhập khẩu, trong khi Modi tìm cách mở rộng tổng kim ngạch thương mại song phương.

Vàng gần đỉnh lịch sử, dầu đi ngang

Giá vàng dao động quanh mức cao kỷ lục khi nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục gia tăng. Kim loại quý này đã liên tiếp lập đỉnh trong năm nay và có khả năng kiểm định mốc 3,000 USD/ounce.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu ổn định khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ chỉ đạo của Trump về việc xem xét áp thuế quan đối ứng đối với các đối tác thương mại của Mỹ.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Trung Quốc cần cải tổ các chính sách công nghiệp để tránh phản ứng tiêu cực và xây dựng mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, theo nhận định của một hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2025 đã vượt dự báo của giới phân tích, nhưng triển vọng u ám đang hiện hữu khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang đến mức độ chưa từng thấy, đặt ra thách thức lớn nhất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động

Các nhà đầu tư Mỹ, bao gồm cả những người đã bỏ phiếu cho Kamala Harris và một bộ phận ủng hộ Donald Trump, hiện đang chứng kiến sự suy yếu của hệ thống tài chính từng được coi là bất khả xâm phạm. Đối mặt với những biến động thất thường từ chính sách thương mại không nhất quán của tổng thống, thị trường Mỹ đang trải qua một giai đoạn đầy biến động, tạo ra tâm lý pha trộn giữa hoang mang, bối rối và kinh ngạc trong giới đầu tư.
Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu

Trong bối cảnh chính sách thương mại và an ninh toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm lung lay vai trò dẫn dắt truyền thống của nước Mỹ, các thị trường tài chính châu Âu — vốn im ắng suốt nhiều năm — đang chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục.