Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

08:39 17/07/2025

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.

Sân khấu hỗn loạn của chính sách Washington

Phố Wall ngày thứ Tư như đang nhảy múa trên sợi dây thăng bằng, khi các nhà giao dịch cố gắng định giá sự hỗn loạn từ Washington mà không bị lật nhào. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 0.1% trong một phiên giao dịch không hề suôn sẻ mà ngả nghiêng như người say, loạng choạng bởi tin đồn Tổng thống Trump tính chuyện sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, rồi bất ngờ được xoa dịu khi chính ông Trump đột ngột "quay xe" trước truyền thông, quay lại phủ nhận và cho rằng mọi chuyện chỉ là “ý tưởng được thảo luận”. Thị trường sẵn sàng đuổi theo bất kỳ tia sáng tích cực nào, ít nhất là trong hôm đó.

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Tin tức này lập tức kích hoạt tâm lý phòng thủ: chỉ số đo lường biến động VIX tăng vọt trong chốc lát, các nhà giao dịch vội vàng tìm đường rút lui. Nhưng cũng nhanh như khi bão kéo tới, Tổng thống lật kèo, bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào để thay Powell. Đợt bán tháo chững lại, dù không có sự yên tâm thực sự, nói đúng hơn, các nhà giao dịch tiếp tục bám víu vào chiến lược “bắt đáy” như người bám vào phao cứu sinh trong biển động.

Nasdaq xoay chuyển từ mức giảm gần 0.8% sang tăng nhẹ 0.1%, Dow Jones dao động dữ dội hơn 400 điểm trước khi kết thúc tăng 162 điểm. Nhưng điều này chẳng liên quan gì đến kết quả kinh doanh hay sức khỏe kinh tế, mà là phép thử lòng tin đối với các thể chế quốc gia, hay đúng hơn, khả năng chúng bị thao túng. Bởi vì việc sa thải Chủ tịch Fed chỉ vì không hạ lãi suất nhanh như mong muốn không còn là chính sách tiền tệ, đó là dấu hiệu của sự chiếm quyền kiểm soát mang tính trả đũa.

Với nhà đầu tư phổ thông, phản ứng của thị trường có thể trông có vẻ nhẹ nhàng. Nhưng dưới bề mặt yên ả ấy, những người quản lý rủi ro đang cẩn thận rà soát lại “cẩm nang xử lý kịch bản Fed mất tính độc lập”. Nếu Powell thực sự bị gạt khỏi vị trí, quy luật thị trường vẫn vậy: đồng đô la sẽ suy yếu, tâm lý ưa rủi ro giảm mạnh, và vàng sẽ lên giá. Những rủi ro về sự ổn định quốc gia không còn chỉ là chuyện của các nền kinh tế mới nổi nữa, nó đã len lỏi vào trung tâm quyền lực của đồng USD.

Thị trường trái phiếu chớp mắt nhưng chưa bỏ chạy. Đường cong lãi suất giữa kỳ hạn 5 và 30 năm nới rộng mạnh nhất kể từ 2021, phản ánh mức độ bất ổn chính sách tăng cao và khả năng Fed sẽ bị can thiệp hoặc rơi vào tình trạng “vô chủ”. Cùng lúc đó, báo cáo Beige Book của Fed chỉ như một bản nhạc nền nhạt nhòa, ghi nhận “cải thiện nhẹ” về hoạt động kinh tế nhưng không giấu nổi các dấu hiệu biên lợi nhuận bị siết chặt và thị trường nhà đất chững lại.

Một điều thú vị: các sàn giao dịch dự đoán như Polymarket hay Kalshi đang phản ánh rủi ro chính trị này ra sao? Liệu các nhà giao dịch coi lời đe dọa của Trump là mối đe dọa thực sự đến nhiệm kỳ của Powell, hay chỉ là tiếng ồn chính trị quen thuộc?

Dữ liệu lạm phát mới nhất không đóng góp thêm nhiều dấu ấn. Chỉ số giá sản xuất PPI đứng yên, nhưng với tác động của thuế quan chưa thực sự phản ánh đầy đủ, thị trường hiểu rằng mặt bằng giá cả thực sự vẫn chưa bộc lộ hết. Powell từng cảnh báo: Fed đã có thể hạ lãi suất sớm hơn nếu không vì các hàng rào thuế quan mà Trump đang sử dụng như một công cụ chính trị.

Bài học cho thị trường? Powell tạm thời vẫn tại vị. Trump không ngại lôi kéo Fed theo ý mình khi áp lực lạm phát còn chưa lên tới đỉnh. Và các nhà giao dịch, dù đã dày dạn kinh nghiệm, vẫn tiếp tục cưỡi trên làn sóng bất ổn này, ít nhất là cho đến khi những con sóng này thực sự trở thành cơn bão tài chính. Đây không phải khúc ngoặt lịch sử, cũng chẳng phải cơn hoảng loạn, chỉ là đoạn trailer cho bộ phim chính sách kinh tế dài tập đang tiếp diễn.

Hãy để mắt tới màn tiếp theo. Nếu Trump thực sự “bấm nút” sa thải Powell, thị trường sẽ không chỉ xao động mà có thể sẽ đối mặt với cơn địa chấn. Còn bây giờ? Tận hưởng bỏng ngô và nhớ quan sát kỹ các lối thoát hiểm.

Góc nhìn nhà giao dịch: Lạm phát yếu, rủi ro chính trị lấn át

Thị trường bước vào ngày thứ Tư với tâm thế như đang tham gia bữa tiệc cocktail, nơi ai đó đã lén bỏ thuốc mà chẳng báo trước cho Fed. Dữ liệu CPI công bố hôm qua khá “êm đềm”, và PPI sáng nay chỉ khiến thị trường thờ ơ hơn, một lần nữa dội gáo nước lạnh vào các dự báo lạm phát do thuế quan mà giới phân tích từng lo ngại.

Những tín hiệu lạm phát yếu ớt khiến thị trường gần như đã chấp nhận một phiên giao dịch buồn tẻ, cho đến khi tiêu đề chính trị xuất hiện, rối bời và kịch tính, kéo theo màn “mèo vờn chuột” giữa Powell và Trump: “Anh bị sa thải… không, chưa đâu.”

Ngay lập tức, lãi suất bắt đầu “nhảy múa”. Lợi suất kỳ hạn ngắn hai năm giảm mạnh khi thị trường đặt cược vào khả năng Fed phải nới lỏng tiền tệ. Ở đầu dài hạn, lãi suất lại tăng, phản ánh sự nghi ngờ sâu sắc về hướng đi chính sách, nhất là khi các quan chức Fed như Bostic vẫn đưa ra những phát biểu mơ hồ về lạm phát và thuế quan.

Chỉ số S&P 500 trồi sụt như chú chó đuổi theo cái đuôi của mình, giảm mạnh vì lo ngại sa thải Powell, rồi bật lại khi Trump rút lời. Chỉ số Russell dẫn đầu đà hồi phục, còn Nasdaq gần như chật vật tìm hướng đi. Nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ quay đầu phục hồi, cổ phiếu bị bán khống leo lên mức đỉnh ba năm, kéo theo làn sóng “ép ngắn” chưa hạ nhiệt.

Khối lượng giao dịch ETF tăng mạnh, nhưng độ sâu của thị trường co lại khi các nhà giao dịch tránh xa các mức giá dễ bị tổn thương. Thị trường trái phiếu hỗn loạn, đường cong lãi suất trồi sụt liên tục, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm bật qua 5% rồi tụt lại. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất năm 2025 dao động dữ dội, trong khi thị trường cho rằng năm 2026 có thể ẩn chứa những rủi ro chưa lộ diện.

Đồng bạc xanh cũng “quay cuồng” theo tin tức, yếu đi trước rồi hồi phục sau. Vàng phản ứng như một bộ cảm biến độ nhiễu của chính sách, bật tăng rồi điều chỉnh nhưng giữ được sắc xanh. Dầu thô có phiên tăng kỹ thuật nhờ tồn kho giảm bất ngờ, trong khi crypto ăn mừng như thường lệ, Bitcoin được hậu thuẫn bởi tâm lý tích cực từ “Tuần lễ Crypto” ở Hạ viện, Ethereum còn tăng mạnh hơn, như thể đây là phiên bản phản ánh kỳ vọng lạm phát của giới đầu cơ kỹ thuật số.

Washington có tiếp tục “phát kẹo” cho thị trường, hay chuyển sang thu hồi lợi nhuận vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng hiện tại, phe đầu cơ đang tranh thủ từng khoảnh khắc.

Tóm lại: lạm phát lặng sóng, Powell lại tai qua nạn khỏi, và các nhà giao dịch vẫn tiếp tục săn tìm cơ hội trong những cơn sóng tin tức bất tận.

Gửi ông Bostic: Phát biểu mơ hồ không giúp gì cho thị trường 

Nếu đã được ngồi tại bàn điều hành chính sách của Fed, thì khi ra trước công chúng, ít nhất ông nên hiểu rõ thuế quan ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế Mỹ. Thuế quan thực chất như một loại thuế tiêu dùng một lần, tác động trực tiếp lên giá cả nhưng không tạo ra áp lực giá kéo dài.

Việc nhắc đi nhắc lại mấy cụm từ như “phụ thuộc vào dữ liệu” hay “chờ thời gian thẩm thấu” chẳng giúp thị trường sáng tỏ gì cả, thậm chí còn làm rối thêm thông tin. Nếu ông có bằng chứng vững chắc về rủi ro lạm phát kéo dài từ thuế quan, hãy đưa ra lập luận cụ thể. Còn nếu không, tốt nhất đừng khiến thị trường thêm bối rối.

Bởi vì niềm tin là tài sản có giới hạn, và trong thời điểm thị trường đầy bất ổn, việc không nắm rõ bản chất vấn đề không chỉ gây thiệt hại hình ảnh, mà còn có thể dẫn tới những quyết sách sai lầm.

fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm đỉnh: Động lực nào đang thúc đẩy xu hướng tăng?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008, phản ánh kỳ vọng về chính sách tài khóa mở rộng sau bầu cử, khả năng cắt giảm thuế tiêu dùng và căng thẳng thương mại leo thang với Hoa Kỳ. Khi bất ổn chính trị gia tăng trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện ngày 20/7, nhà đầu tư đang chuẩn bị cho khả năng phát hành nợ gia tăng và sự thay đổi trong định hướng tài khóa kéo dài nhiều thập kỷ của Nhật Bản.
Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed Powell, để ngỏ khả năng sa thải giữa lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương

Tổng thống Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, dù vẫn để ngỏ khả năng này. Ông tiếp tục chỉ trích Powell vì không hạ lãi suất và đề cập đến dự án cải tạo trụ sở Fed như một lý do có thể dẫn đến thay đổi nhân sự. Các chuyên gia và nghị sĩ cảnh báo việc can thiệp vào Fed có thể đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương và gây bất ổn thị trường.
Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chao đảo theo trò chơi quyền lực từ Washington - Số phận của Powell sẽ ra sao?

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên với tâm lý căng thẳng sau khi có tin Trump không chỉ cân nhắc việc sa thải Powell mà còn được cho là đã chuẩn bị sẵn thư sa thải. Ngay sau đó, Tổng thống "lật kèo", bất ngờ khẳng định chưa có kế hoạch cụ thể nào nhằm thay Powell. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Stephen Innes.
Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Tổng thống Trump gia tăng chỉ trích và kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chức, làm dấy lên lo ngại về khả năng can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư phản ứng bằng cách điều chỉnh danh mục, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn tăng do kỳ vọng lạm phát và rủi ro mất niềm tin vào Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ