Thách thức khổng lồ đối với kế hoạch "tái thiết lập" quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Anh Keir Starmer

Thách thức khổng lồ đối với kế hoạch "tái thiết lập" quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Anh Keir Starmer

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

13:49 11/12/2024

Nỗ lực của Thủ tướng Anh Keir Starmer nhằm tái thiết quan hệ với Trung Quốc đang gặp phải nhiều thách thức lớn, đặc biệt với kế hoạch tái khởi động dự án xây dựng siêu đại sứ quán của Trung Quốc đối diện Tháp London.

Kế hoạch xây dựng siêu đại sứ quán Trung Quốc tại London đang trở thành tâm điểm gây tranh cãi, đe dọa nỗ lực của Thủ tướng Anh Keir Starmer trong việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Dự án trị giá hàng triệu bảng Anh, dự kiến đặt tại địa điểm Royal Mint cũ có lịch sử 200 năm đối diện Tháp London, đã nhiều lần vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền địa phương, cảnh sát, và các nhóm giám sát.

Đây được xem là dự án chiến lược quan trọng của Trung Quốc tại Anh. Dự án đã hai lần bị Hội đồng khu vực Tower Hamlets từ chối phê duyệt, mặc dù có sự ủng hộ từ các chuyên gia quy hoạch. Gần đây nhất, tối thứ Hai, các thành viên hội đồng một lần nữa bỏ phiếu bác bỏ kế hoạch này, bất chấp áp lực từ các bên liên quan.

Một trong những điểm gây tranh cãi lớn nhất là cách Trung Quốc vận động sự ủng hộ cho dự án. Theo báo cáo của Liên minh Nghị viện Liên đảng về Trung Quốc (IPAC), hơn 200 lá thư ủng hộ đã được gửi đến hội đồng khu vực, phần lớn đến từ các công ty nhà nước Trung Quốc và tổ chức quốc tế, với hơn 30 lá thư có nội dung hoàn toàn giống nhau. Một số lá thư viết tay được thu thập tại một triển lãm do đại sứ quán tổ chức, nơi khách tham dự được tặng quà. Điều này khiến IPAC nghi ngờ về sự can thiệp của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, cơ quan được biết đến với nhiệm vụ thúc đẩy lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, dự án còn bị chỉ trích bởi nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh và giao thông địa phương. Cảnh sát Đô thị London lo ngại rằng các cuộc biểu tình tại địa điểm này có thể gây tắc nghẽn tuyến đường trọng yếu phía đông-tây của thành phố. Trong khi đó, nhiều cư dân địa phương bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với quy mô khổng lồ của đại sứ quán, gấp gần 10 lần so với trụ sở hiện tại của Trung Quốc ở London.

Phản ứng từ Trung Quốc tập trung vào việc nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đối với quan hệ song phương. Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng dự án tuân thủ đầy đủ quy định của Anh và sẽ “thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, cũng như phát triển quan hệ song phương giữa hai nước”. Bên cạnh đó “Việc xây dựng đại sứ quán mới càng sớm càng tốt sẽ giúp chúng tôi thực hiện tốt hơn những trách nhiệm đó”. Sự manh động và thiếu suy xét của họ - thể hiện qua việc ban đầu coi thường các thể chế dân chủ của Anh, sau đó lại tiến hành một chiến dịch vận động không minh bạch - đã trở thành chính yếu tố phá hỏng mục đích ban đầu. Thay vì tạo ảnh hưởng, những hành động này thực tế đã gây nghi ngờ và làm suy giảm uy tín của họ trong mắt các nhà hoạch định chính sách.

Quyết định cuối cùng về dự án sẽ thuộc về Phó Thủ tướng Angela Rayner sau phiên điều trần công khai dự kiến diễn ra vào tháng Hai. Việc phê duyệt có thể giúp khôi phục một phần quan hệ kinh tế giữa hai nước, mang lại lợi ích cho chương trình tăng trưởng của chính phủ Anh trong bối cảnh áp lực từ nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều này sẽ đặt chính quyền Anh vào thế phải lựa chọn giữa việc ưu tiên lợi ích kinh tế ngắn hạn hay bảo vệ nguyên tắc dân chủ và minh bạch trong dài hạn.

Sự việc cũng làm nổi bật chiến lược ngoại giao của Thủ tướng Starmer đối với Trung Quốc. Mặc dù ông đã lên tiếng về vấn đề nhân quyền và trường hợp của Jimmy Lai — một doanh nhân và nhà báo nổi tiếng bị giam giữ tại Hồng Kông, ông lại không tỏ rõ lập trường về việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ tại đây. Điều này tạo nên hình ảnh không nhất quán, tương tự như những chính quyền tiền nhiệm, khi cố gắng cân bằng giữa các giá trị và lợi ích kinh tế với Trung Quốc.

Về lâu dài, Anh sẽ đạt được sự ổn định trong quan hệ với Trung Quốc nếu chính phủ Starmer đưa ra được ranh giới rõ ràng giữa nguyên tắc và lợi ích kinh tế. Vụ siêu đại sứ quán có thể trở thành bài học điển hình để minh chứng rằng, trong hệ thống tài chính và chính trị phương Tây, sự minh bạch và dân chủ không phải là thứ có thể bị thương lượng hay bỏ qua.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Tuần này, thị trường toàn cầu di chuyển như đoàn xe không kính chẳng có đèn pha, và mỗi nhà giao dịch đều hy vọng xe dẫn đầu không lao xuống vực. Với thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang tới gần, thị trường hiện giờ đang theo dõi Washington sát sao nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự leo thang hoặc thoái lui. Con đường phía trước vẫn mơ hồ, nhưng địa hình thì đầy chông gai.
Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Giữa áp lực từ cả Washington lẫn Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nỗ lực định vị EU như một đối tác thương mại chiến lược. Dù không nắm nhiều đòn bẩy, Brussels vẫn có cơ hội tận dụng vị thế trung gian để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại từ cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Lãi suất có thực sự quá cao?

Lãi suất có thực sự quá cao?

Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ