Tại sao Fed không nên "chủ quan" về lạm phát?

Tại sao Fed không nên "chủ quan" về lạm phát?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

06:42 29/08/2024

Tại hội nghị gần đây của ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đưa ra một thông điệp, vốn được dự đoán từ trước, về lãi suất: "Đã đến lúc phải điều chỉnh chính sách." Ông gần như xác nhận rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 25bps khi các nhà hoạch định chính sách họp vào tháng 9 tới.

Việc cắt giảm nhẹ là hợp lý. Lạm phát vẫn cao hơn một chút so với mục tiêu nhưng đang tiếp tục giảm - và nhờ vào thị trường lao động hạ nhiệt, lãi suất thấp hơn sẽ đủ để duy trì áp lực giảm nhẹ lên giá cả. Tuy nhiên, một điểm mà Powell nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình cần được chú ý. Trong những tháng tới, sai lầm lớn nhất mà ngân hàng trung ương có thể mắc phải là để nhà đầu tư nghĩ rằng sự chú ý của họ đang dần chuyển hướng ra khỏi lạm phát.

Fed có nhiệm vụ kép - ổn định lạm phát và tối đa hóa việc làm - đồng thời cần duy trì trọng số cân bằng cho cả hai. Như Powell đã chia sẻ, rủi ro lạm phát tăng cao đã giảm và rủi ro thị trường việc làm suy yếu đã tăng. Điều đó đòi hỏi một sự điều chỉnh chính sách, nhưng không nên hiểu là cần ưu tiên việc làm hơn lạm phát. Sự thay đổi trong cán cân rủi ro không có nghĩa là thay đổi tầm quan trọng của từng mục tiêu.

Đây không chỉ là sự phân biệt về mặt ngữ nghĩa. Bài phát biểu của Powell đã nhấn mạnh những nguy cơ tiềm ẩn nếu Fed bị nghi ngờ không đạt được mục tiêu lạm phát.

Ông Powell đã đặt câu hỏi: Fed đã làm thế nào để thành công trong việc kiềm chế lạm phát mà không làm suy yếu nền kinh tế? Câu trả lời chính của ông là khi thắt chặt chính sách một cách quyết đoán (mặc dù muộn) vào mùa xuân năm 2022, ngân hàng trung ương đã khẳng định cam kết của mình đối với mục tiêu lạm phát 2% - điều này đã giữ cho kỳ vọng của thị trường ổn định. Do đó, thước đo lạm phát chính của ngân hàng trung ương đã đạt mức 2.6% vào tháng 6, giảm so với mức đỉnh là 5.6% vào năm 2022, mà không có sự gia tăng đáng kể nào về tỷ lệ thất nghiệp, chứ chưa nói đến suy thoái. Nếu Fed để kỳ vọng tăng cao, thì rất có thể sẽ cần phải có một cuộc suy thoái để kiểm soát giá cả.

Nhiệm vụ quản lý kỳ vọng này trở nên phức tạp hơn do nhà đầu tư và chuyên gia phân tích mong đợi những bước ngoặt quan trọng - tức là họ coi việc điều chỉnh chính sách là sự thay đổi từ cơ chế này sang cơ chế khác, thay vì chỉ là sự điều chỉnh theo cách tiếp cận nhất quán. . Để tránh gây bất ngờ cho nhà đầu tư, đôi khi ngân hàng trung ương làm vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách ám chỉ rằng việc thay đổi lãi suất sẽ được cam kết thực hiện trong vòng một năm hoặc lâu hơn. Điều này giúp giải thích lý do tại sao Fed không tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2021 và không cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào tháng trước: Trong cả hai trường hợp, bằng chứng đều ủng hộ việc thay đổi lãi suất, nhưng không đủ chắc chắn để biện minh cho một lộ trình chính sách hoàn toàn mới.

Có rất nhiều lý do để thay đổi lãi suất một cách linh hoạt hơn dựa trên dữ liệu mới, đồng thời tránh những cam kết về lộ trình chính sách trong tương lai. Cam kết nên là với các mục tiêu của ngân hàng trung ương, chứ không phải là định hướng của các chính sách sắp tới. Gần đây, Powell và các quan chức khác đã dần đi theo hướng này, đặt ít trọng tâm hơn vào “định hướng trước” và nhiều hơn vào “phụ thuộc dữ liệu” để đạt được mục tiêu kép. Đây là một chiến lược khôn ngoan. Trong đợt đánh giá lại chiến lược chính sách tiền tệ sắp tới, Fed nên tiếp cận sâu hơn theo hướng này.

Theo tình hình hiện tại, một đợt cắt giảm lãi suất nhẹ là hợp lý. Liệu Fed nên cắt giảm 0.25% hay 0.50%, cần chờ thêm thông tin về lạm phát và việc làm được công bố từ bây giờ cho đến cuộc họp tháng tới để có định hướng rõ ràng. Việc lãi suất giảm, tăng hay giữ nguyên sẽ phụ thuộc vào dữ liệu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu trú ẩn an toàn thúc đẩy vàng tăng 100 USD, xác lập đỉnh cao chưa từng có!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhu cầu trú ẩn an toàn thúc đẩy vàng tăng 100 USD, xác lập đỉnh cao chưa từng có!

Trong phiên giao dịch giữa ngày thứ Tư tại Hoa Kỳ, giá vàng bứt phá mạnh mẽ với mức tăng ấn tượng hơn 100 USD/ounce, thiết lập mức giá cao kỷ lục mới. Hiện tượng này chủ yếu được thúc đẩy bởi dòng vốn đổ mạnh vào tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung tiếp tục leo thang. Hợp đồng vàng kỳ hạn tháng 6 đã tăng 103.60 USD lên mức 3,344.00 USD sau khi chạm ngưỡng 3,345.00 USD - mức đỉnh lịch sử mới. Thị trường bạc cũng ghi nhận diễn biến tích cực với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tăng 0.573 USD, đạt mốc 32.88 USD/ounce.
Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Trung Quốc cần cải tổ các chính sách công nghiệp để tránh phản ứng tiêu cực và xây dựng mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, theo nhận định của một hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2025 đã vượt dự báo của giới phân tích, nhưng triển vọng u ám đang hiện hữu khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang đến mức độ chưa từng thấy, đặt ra thách thức lớn nhất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ