Tại sao các Quỹ phòng hộ lại mua vàng trong giai đoạn khủng hoảng?
22:47 10/07/2020
Ngay cả khi các Quỹ phòng hộ (Hedge Fund) có cả đống sản phẩm phòng vệ rủi ro sẵn sàng để sử dụng, chẳng hạn như short chỉ số S&P 500 hay long chỉ số biến động (volatility), rất nhiều quỹ vẫn chọn cách mua vàng. Tại sao? Bởi vì nó đem lại cho họ sự bảo vệ trên diện rộng đối với những rủi ro chưa biết đến, chứ không phải một loại phòng vệ có mục tiêu chống lại các rủi ro đã được xác định.
Trong những ngày đen tối nhất của tháng Ba, thứ kim loại mà đúng ra là nơi trú ẩn an toàn lại sụt giảm song hành với thị trường chứng khoán và các loại tài sản rủi ro khác khi mà các nhà đầu tư đổ xô đi bảo đảm cho thanh khoản và mua các loại chứng khoán Kho bạc ngắn hạn. Kể cả nếu ta bỏ qua sự thất bại này, vàng vẫn là một thứ công cụ khá “cùn” so với các dạng khác của phòng vệ danh mục.
Thế nhưng giá vàng đã leo thang đến mức cao 8 năm lên trên 1,800 USD/ounce. Nhà đầu tư tại các quỹ ETF đã xây một cái kho chưa đủ lớn để lấp đầy nhu cầu vàng toàn cầu cho cả một năm. Và các nhân vật tiếng tăm trong giới quỹ đầu tư trong đó có cả Paul Singer, David Eihorn và Crispin Odey đã nói với những người ủng hộ rằng họ đang “bullish” đối với vàng.
Nguyên nhân đầu tiên thường được đưa ra là mối quan hệ nghịch chiều của vàng với lợi suất thực. Là một loại tài sản không sinh ra lợi suất với đặc tính được tin là có thể bảo vệ khỏi lạm phát, vàng có xu hướng tăng khi các ngân hàng trung ương trở nên ôn hòa hơn trong việc đối diện với tăng trưởng chậm. Nhưng cũng có các cách chuẩn xác hơn để đạt được điều này, ví dụ như qua các hợp đồng hoán đổi lạm phát (Inflation swaps).
Việc giao dịch như vậy sẽ tạo ra rủi ro về đối tác, mà đây chính là lí do thứ hai thường được đưa ra để người ta hướng tới vàng. Nhưng trừ khi chúng ta đang nói về sự sụp đổ của cả hệ thống tài chính toàn cầu, thì tất cả những rủi ro này nều có thể được giải quyết thông qua tài sản bảo đảm và các trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing houses).
Thay vào đó, chính sự “cùn” của vàng đã khiến nó trở thành một công cụ hữu dụng. Như đã nói, nó cung cấp sự bảo vệ rộng rãi đối với các rủi ro mà ta chưa xác định được, trong khi Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap) lại bảo vệ ta khỏi một sự kiện rất cụ thể.
Điều này có thể được minh họa bằng cách nó biến động trong tương quan với các tài sản khác. Trong những giai đoạn bình thường, dữ liệu đầu vào tốt nhất để giải thích cho các biến động trong tích tắc của vàng chính là đồng USD, kể từ đầu thế kỷ XXI, hai tài sản này có mức tương quan với nhau là -0.5.
Nhưng nó không ổn định theo thời gian. Trong thời kỳ căng thẳng cực độ, đặc biệt nếu căng thẳng được coi là nằm bên ngoài nước Mỹ, vàng và đồng USD có thể di chuyển song song. Trên thực tế, vàng thường đi theo chiều ngược lại của yếu tố rủi ro được xác định lớn nhất trên thị trường toàn cầu
Trong lịch sử, các giai đoạn bất ổn gia tăng ở khu vực đồng euro, bao gồm khủng hoảng nợ chính phủ và sau đó là cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp năm 2015, đã chứng kiến mối liên kết nghịch đảo mạnh hơn bình thường giữa đồng euro và vàng được định giá bằng đồng tiền đó.
Tương tự là trường hợp đồng GBP trong cuộc bỏ phiếu Brexit, khi mối quan hệ toán học giữa đồng bảng Anh và vàng định giá theo GBP đi từ mức trung bình 10 năm của nó là -0.2 lên đến -0.84.
Và nó cũng hoạt động ở cấp độ thống kê. Trên các chỉ số chứng khoán lớn và các loại tiền tệ thanh khoản cao nhất, mối tương quan giữa vàng và tài sản đối ứng trở nên nghịch đảo hơn khi sự biến động của tài sản khác tăng lên.
Bảng dưới đây cho thấy mối tương quan trung bình của vàng trong việc thay đổi trạng thái biến động, với dữ liệu trong hai thập kỷ qua được tổng hợp trên cơ sở 60 ngày của Bloomberg. Đối với tiền tệ, mối tương quan chéo được đo bằng giá vàng tính theo loại tiền đó
Điều này cho thấy bản chất của phòng vệ Vàng thay đổi khi các yếu tố rủi ro thay đổi. Mối bận tâm chuyển từ chiến tranh thương mại sang địa chính trị rồi sang siêu lạm phát, và vàng cung cấp sự bảo vệ đa mục đích mà ta khó có thể đạt được với một trạng thái short chỉ số S&P 500. Vì vậy, trong một thế giới mà virus Corona đang lây lan siêu tốc, chẳng có gì lấy làm lạ khi các quỹ phòng hộ vẫn yêu thích vàng.
Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Phiên mở cửa thị trường châu Á trong tâm trạng lạc quan pha lẫn bất an, khi tâm lý hưng phấn từ lĩnh vực công nghệ bị kìm hãm bởi áp lực từ thị trường trái phiếu. Dưới bề mặt sôi động là những dòng chảy vĩ mô đầy biến động, báo hiệu một giai đoạn đầy thách thức.
Wall Street từng kỳ vọng chỉ số CPI yếu sẽ là liều thuốc xoa dịu áp lực từ các đợt thuế quan của Trump. Tuy nhiên, thay vì dập tắt ngọn lửa, báo cáo này chỉ làm lộ rõ lớp nhiên liệu dễ cháy bên dưới.
Tổng thống Trump gia tăng chỉ trích và kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chức, làm dấy lên lo ngại về khả năng can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư phản ứng bằng cách điều chỉnh danh mục, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn tăng do kỳ vọng lạm phát và rủi ro mất niềm tin vào Fed.
Ngoài dữ liệu lạm phát CPI tháng 6 của Canada, sự kiện rủi ro chính ngày hôm nay sẽ là báo cáo lạm phát CPI tháng 6 của Mỹ, được công bố vào lúc 12:30 GMT.
Chứng khoán Mỹ khép phiên đầu tuần với mức tăng nhẹ khi nhà đầu tư giữ tâm lý chờ đợi trước loạt dữ liệu kinh tế và mùa báo cáo lợi nhuận quý II. Bất chấp tuyên bố áp thuế 30% từ Tổng thống Trump với EU và Mexico, phản ứng thị trường khá dè dặt do nhà đầu tư đã quen với các động thái tương tự. Nasdaq tiếp tục lập đỉnh mới, trong khi giá dầu tăng do lo ngại nguồn cung, nhưng cổ phiếu năng lượng lại giảm mạnh. Sắp tới, các báo cáo về lạm phát, chi phí sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là tâm điểm theo dõi.
Thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang biến động mạnh trước cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới, với lợi suất dài hạn tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng thay đổi chính trị và các cam kết chi tiêu tài khóa mới nếu đảng đối lập giành thêm ảnh hưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Ishiba đối mặt với mức tín nhiệm suy giảm, khiến mục tiêu duy trì đa số trở nên khó khăn. Diễn biến lãi suất phản ánh lo ngại về kỷ luật ngân sách trong bối cảnh nợ công Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới.
Thị trường đang coi loạt thuế quan mới nhất của Trump như câu chuyện cậu bé chăn cừu hét lên “thuế nhập khẩu”, chỉ dọa xuông nhưng hiếm khi là hiểm họa thực sự.