Thương mại quốc tế đã tăng trưởng chậm hơn nền kinh tế toàn cầu trong hơn 15 năm qua. Hiện tượng này, thường được gọi là phi toàn cầu hóa, chủ yếu là do sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự thay đổi trong các hành lang thương mại toàn cầu một phần cũng đến từ căng thẳng địa chính trị của các quốc gia với Trung Quốc.
Sự suy giảm kinh tế Trung Quốc đang làm giảm nhu cầu xuất khẩu của Úc, làm yếu triển vọng AUD/USD. Giá quặng sắt giảm phản ánh điều này, trong khi Trung Quốc chiếm 1/3 xuất khẩu Úc. Tuy nhiên, dữ liệu sản xuất Mỹ và quyết định lãi suất Fed có khả năng đẩy AUD/USD lên vùng 0.68.
Các cuộc khảo sát hôm thứ Năm cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm đã dẫn đến hiệu suất chung kém của các nhà máy châu Á trong tháng 7, khi các chủ doanh nghiệp phải đối mặt với nhu cầu yếu, làm tăng rủi ro về sự phục hồi kinh tế chậm chạp trong khu vực.
Một cuộc khảo sát vào thứ Tư cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm tháng vào tháng 7, khi các nhà máy phải chật vật với việc lượng đơn đặt hàng mới giảm và mức giá thấp, điều này cho thấy nửa cuối năm 2024 sẽ rất khó khăn đối với cường quốc sản xuất của thế giới.
Brussels có vẻ như đang xây dựng chiến lược thương mại để đối phó với Donald Trump, đề nghị một thỏa thuận nhanh chóng với Đảng Cộng hòa nếu Trump thắng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai đồng thời có thể ngay lập tức phản ứng một cách ''răn đe'' nếu Trump áp dụng chính sách thuế quan của mình.
Các chính sách gần đây bắt đầu có hiệu lực, thể hiện qua sự phục hồi của các chỉ số hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản vào tháng 6 (được hưởng lợi từ gói chính sách bất động sản "5.17") , việc phát hành trái phiếu chính phủ đã tăng trong tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên, những yếu tố kìm hãm hoạt động kinh tế vẫn khá rõ ràng và dai dẳng. Tăng trưởng thu nhập khả dụng của hộ gia đình giảm và tâm lý tiêu dùng yếu kém kéo dài sẽ tiếp tục hạn chế hoạt động tiêu dùng và đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới.
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng GDP thực tế trong quý 2 là 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng GDP danh nghĩa cùng kỳ chỉ đạt 4.0%, chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) ở mức -0.7%. Tăng trưởng giảm tốc chủ yếu do sự hỗ trợ yếu đi từ ngành dịch vụ, cả tiêu dùng và đầu tư đều đóng góp ít hơn vào tăng trưởng GDP quý 2. Xuất khẩu ròng đóng góp tích cực cho phục hồi kinh tế, khiến đầu tư vào bất động sản (IP) và sản xuất ở mức tương đối cao.
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng tháng thứ 7 liên tiếp trong tháng 6, củng cố quan điểm rằng trong quý II, nền kinh tế sẽ phục hồi sau sự suy giảm hồi đầu năm.
Cán cân thương mại của Trung Quốc vào tháng 6 tăng trưởng mạnh hơn dự kiến nhờ xuất khẩu tăng vọt, trong khi đó, nhập khẩu bất ngờ giảm do nhu cầu nội địa suy yếu trong bối cảnh thị trường vẫn lo ngại về triển vọng nền kinh tế.
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc đẩy mạnh đổi mới để cạnh tranh với sự thống trị một số công nghệ quan trọng của các quốc gia khác, nhấn mạnh cuộc đối đầu chất bán dẫn ngày càng leo thang của quốc gia này với Mỹ.
Các nhà giao dịch đang chuẩn bị cho những biến động tiếp theo đối với cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc khi các chính phủ trên thế giới lên kế hoạch áp dụng mức thuế quan mới.
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ cuối năm 2022 do đồng yên yếu đã nâng giá trị của hàng xuất khẩu lên, một diễn biến tích cực cho lĩnh vực sản xuất của quốc gia.
Theo ông Jia Qingguo, một học giả xuất sắc và là thành viên của cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của Bắc Kinh, những nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế xuất khẩu các công nghệ quan trọng sang Trung Quốc đang gây tổn hại đối với cả hai nền kinh tế và có thể phản tác dụng.