WTI giảm xuống còn $40.39, tương đương giảm 0.11% trong ngày, vào phiên châu Á ngày thứ Tư. Sau khi từ chối đường EMA 100 ngày, giá WTI đã phục hồi đáng kể vào hôm thứ Ba. Tuy nhiên, xu hướng tích lũy gần đây khiến việc dự đoán hướng đi tiếp theo trở nên khó khăn.
Sau 3 tháng dao động một cách buồn tẻ, giá dầu vừa chứng kiến một đợt giảm mạnh. Dầu Brent thậm chí đã giảm khoảng 12% trong tháng này, đợt giảm mạnh nhất kể từ tháng 4.
WTI giảm từ mức $39.40 để kiểm tra vùng hỗ trợ trong tháng này. Chỉ báo MACD hiện đang cho tín hiệu Bearish, đường RSI dốc xuống cũng ủng hộ xu hướng giảm trong ngắn hạn. Đường kháng cự trên khung Weekly cung cấp rào cản tăng giá trong ngắn hạn trước ngưỡng $40.00.
Dầu thô tại Mỹ đã giảm sau thông tin về lượng dự trữ tồn kho mặt hàng này tăng lên mức cao kỷ lục, làm gia tăng mối lo ngại mới về viễn cảnh dư cung, trong khi đó Fed đang dự báo rằng nền kinh tế Hoa Kỳ cần mất một khoảng thời gian để hồi phục trở lại.
WTI đã được thúc đẩy bởi các yếu tố cơ bản gần đây, nhưng liệu price action có thể chịu được áp lực từ các mô hình phân tích kỹ thuật gợi ý xu hướng giảm giá trong bao lâu?
Dầu thô tại Mỹ đang ngày càng tiến gần tới mốc 0 đồng. Tại Texas, nơi khai sinh cuộc cách mạng dầu đá phiến, giá của một số dòng dầu đã rơi tự do từ tháng trước và hiện nay chạm mốc $2/thùng. Giá dầu vật chất giảm sâu dấy lên lo ngại về khả năng các nhà sản xuất tại Texas sẽ sớm phải trả tiền công cho chính khách hàng của mình để họ mang dầu đi.
Cú trượt giá đáng kể của dầu thô trong tháng này làm rung chuyển tâm lý rủi ro, lan tỏa ảnh hưởng trên khắp các ngóc ngách của các thị trường tài chính. Một sự phục hồi của giá dầu sẽ cải thiện khẩu vị rủi ro. Và có những dấu hiệu cho thấy giá dầu đã tạo đáy xong.