Có thể đà bán tháo trái phiếu “nguội” dần đã khiến lợi suất giảm nhẹ vào thứ Hai. Thông tin hôm thứ Sáu rằng Fed sẽ để SLR kết thúc được cho là tiêu cực đối với trái phiếu, vì nó không khuyến khích các bên cho vay nắm giữ trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Việc trái phiếu kho bạc “làm ngơ” tin tức đó cho thấy thị trường trái phiếu có thể đã tiến vào vùng “quá bán” về mặt kỹ thuật.
Sự hưng phấn từ gói kích thích tài khóa đang suy yếu sau khi chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức kỷ lục với hợp đồng tương lai Nasdaq hiện đang dẫn đầu đà giảm. Đồng Dollar đang mạnh lên, trong khi sự bình tĩnh trên thị trường trái phiếu đang nhận một cú sốc do lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên trên 1.60%. Nhưng các dấu hiệu tâm lý rủi ro xấu đi từ biến động trên thị trường trái phiếu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, giống như phản ứng của thị trường trái phiếu đối với cam kết linh hoạt của ECB.
Vàng ổn định sau khi tăng trong 2 ngày liên tiếp khi các nhà đầu tư cân nhắc về triển vọng của các biện pháp kích thích tài khóa ở Mỹ và báo cáo mới nhất về lạm phát.
Thị trường trái phiếu kho bạc có một số dấu hiệu ổn định do lạm phát cơ bản không đạt được kỳ vọng. Công bằng mà nói, báo cáo lạm phát này gần như là “tin cũ”, bởi vì một phần của nền kinh tế vẫn đóng cửa. Điều mà các nhà đầu tư lo lắng là điều gì sẽ xảy ra khi nền kinh tế mở cửa trở lại khi gói kích thích 1.9 nghìn tỷ Dollar bắt đầu được triển khai, sau khi nó được Quốc hội thông qua hôm thứ Tư. Theo đó, bài kiểm tra thực sự cho “nỗi sợ lạm phát” sẽ đến trong vài tháng tới, và có lẽ sẽ mang đến nhiều biến động hơn cùng với nó.
Fed có vẻ sẽ không cắt giảm chương trình mua trái phiếu của mình trong thời gian tới - và theo ý tôi là ít nhất trong năm nay và có thể trong năm tới - nhưng điều đó không có nghĩa là lợi suất sẽ không tăng, đặc biệt là TPCP kỳ hạn dài.
Phiên giao dịch tại New York hôm qua đầy biến động khi các nhà giao dịch Phố Wall lo lắng lợi suất trái phiếu kho bạc tăng, ảnh hưởng chính trị từ cuộc hỗn loạn ở Đồi Capitol tuần trước và các vị thế đặt cược lạm phát ngày càng gia tăng. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones lần lượt giành được chiến thắng nhỏ ở mức 0.04% và 0.19%. Cổ phiếu công nghệ tiếp tục gặp khó khăn - có thể là kết quả của những lo ngại về việc quy định giám sát ngày càng tăng trong bối cảnh ảnh hưởng từ vụ tấn công tuần trước ở Washington D.C. - với chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.08%.
Vàng nới rộng đà giảm mạnh nhất trong 2 tháng trong bối cảnh đồng Dollar phục hồi, lợi suất trái phiếu kho bạc và cổ phiếu đều tăng, với các nhà đầu tư cân nhắc cam kết của Tổng thống đắc cử Joe Biden về kế hoạch chi tiết cho viện trợ kinh tế Mỹ.
Tỷ giá USD/JPY đã tăng cao hơn trong tuần này và có thể còn dư địa tăng tiếp do vị thế thị trường vẫn đang nghiêng về Short USD. Tuy nhiên, sự chú ý vào đà tăng lợi suất TPKB kỳ hạn dài có thể chỉ tín hiệu đánh lạc hướng, vì xu hướng của đồng Yen liên quan chặt chẽ với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm.
Chứng khoán trên toàn cầu đang phản ứng tích cực khi các nhà đầu tư ngày càng tập trung vào ưu tiên ban hành viện trợ đại dịch trong ngắn hạn của Đảng Dân chủ.
Làn sóng xanh sẽ không biến mất - mà chỉ có thể bị trì hoãn. Mặc dù số phiếu bầu vẫn đang được tính ở Georgia nhưng khả năng Đảng Dân chủ giành chiến thắng tại Thượng viện rất cao.