OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu thô trong tháng 9 khiến giá dầu biến động, đang trên đà kiểm tra mức đáy tháng 2 ($86.55) sau khi break qua đáy tháng 7 tại $ 90.56.
Dầu thô biến động trong phiên Á sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) công bố báo cáo tồn trữ dầu thô tăng 4.5 triệu thùng vào tuần trước. Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API) cũng cập nhật kết quả tồn kho dầu thêm 2.165 triệu thùng vào đêm hôm qua.
Các nhà sản xuất đồng ý tăng nguồn cung nhưng rất ít, cảnh báo về khả năng dự trữ dầu. Dữ liệu của Mỹ cho thấy nhu cầu xăng yếu hơn, tồn kho dầu thô tăng.
Dầu thô và dầu Brent tăng nhẹ trong phiên Á - Thái Bình Dương trước cuộc họp chính sách của OPEC+. Liên minh các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ dự kiến thúc đẩy sản lượng ở mức tương đối, tuy nhiên vẫn khiến dư luận hoài nghi.
Dầu thô giảm vào thứ Hai sau khi dữ liệu PMI của Trung Quốc đạt mức 49.0 thay vì 50.3 như dự đoán. Hợp đồng tương lai WTI ở gần mức $97/thùng trong khi hợp đồng Brent giao dịch quanh mức $103/thùng.
Giá dầu giảm vào thứ Hai do những dự liệu sản xuất suy yếu từ Trung Quốc và Nhật Bản trong tháng 7 gây ảnh hưởng đến triển vọng về nhu cầu tiêu thụ cầu.
Hợp đồng tương lai vẫn ở trong tình trạng backwardation bất chấp dữ liệu lạc quan từ thị trường. Các lô hàng dọc theo Keystone đến Cushing đang di chuyển với tốc độ giảm dần.
Dầu thô Brent đã giữ một mức giá đóng cửa khả quan vào ngày thứ Sáu tuần trước trong phiên giao dịch sớm vào sáng thứ Hai sau khi chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Ả Rập Xê-út không mang lại kết quả cụ thể nào. Chuyến đi nhằm mục đích thuyết phục Ả Rập Saudi tăng sản lượng dầu, giảm bớt áp lực lạm phát.
Giá dầu thô tăng nhẹ trong phiên Á sau khi giảm qua đêm. Các nhà giao dịch vẫn không ngừng đồn đoán về một cuộc suy thoái toàn cầu, đặt ra câu hỏi về nhu cầu dầu trong tương lai.
Giá dầu đã giảm gần 20% tính từ đỉnh 2022 ($130.50) khi tổng thống Mỹ Joe Biden mạnh tay đối phó với giá năng lượng tăng cao. Dầu thô có thể sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới khi nguồn cung tăng vượt lượng cầu.