Vào tháng 12/1997, Financial Times có đăng một bài viết tựa đề “Cái chết của vàng”. Tác giả bài viết, ông Kenneth Gooding nói rằng “vàng đã trở nên lỗi thời” dưới dạng tài sản đầu tư.
Một trong những điều quan trọng nhất mà các biến động trên thị trường FX gần đây đã xác nhận là phân tích cơ bản rất quan trọng. Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020 do Ngân hàng Trung ương Châu Âu là một trong những ngân hàng trung ương “ôn hòa” (dovish) nhất.
Vàng ổn định khi các nhà đầu tư cân nhắc xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với lạm phát và chính sách tiền tệ, đồng thời xem xét kỹ lưỡng dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi từ Trung Quốc.
Phe mua vàng đang dần quên đi những tháng ngày khó khăn trong năm nay, và cuối cùng cũng đã đưa vàng vượt mức giá phân tích khi lạm phát tiếp tục nóng lên. Tuy nhiên, khi cả đô la cũng tăng, các quỹ ETF liên tục xả và nhu cầu ít ỏi vào cuối năm, niềm vui của phe bò có thể không kéo dài lâu.
Nếu lợi tức thực của một chứng khoán hoặc một tài sản là dương, thì điều đó có nghĩa là lãi suất tính trên tiền gốc của tài sản đó đủ cao để vượt qua tỷ lệ lạm phát và số của cải có thể mua được bằng số tiền đó đang được bảo toàn hoặc tăng thêm.
Không còn hoài nghi gì nữa, lạm phát đang tăng mạnh và bào mòn túi tiền của các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang tăng nhanh nhất kể từ năm 1990. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ số giá sản xuất (PPI) vượt xa dự báo của giới quan sát. Đức - nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới - cũng chứng kiến điều tương tự.
Mức lạm phát cao nhất trong 3 thập kỷ đang đặt ra thách thức mới cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, khi ông tìm cách vừa thúc đẩy một trụ cột khác trong chương trình nghị sự kinh tế của ông, vừa giải toả nỗi lo của người dân về giá tiêu dùng không ngừng leo thang...
Đà tăng mạnh gần đây của CPI Mỹ đã “dội gáo nước lạnh” vào quan điểm lạm phát cao chỉ là tạm thời và thôi thúc các nhà đầu tư phải cơ cấu lại danh mục sang các kênh trú ẩn lạm phát.
Đã đến lúc ngừng so sánh Bitcoin hay vàng tốt hơn trong việc phòng hộ lạm phát. Cả hai sẽ đều hưởng lợi trước những rủi ro sai lầm chính sách của các ngân hàng trung ương G10.
Thị trường chứng khoán Mỹ đang không hề tỏ ra lo lắng trước việc lạm phát tại Mỹ tăng 6.2% YoY trong tháng Mười, mức cao nhất trong hơn 30 năm, và có vẻ sẽ chỉ phản ứng nếu Fed bắt đầu mạnh tay hơn.