GBP/USD tuy có vẻ chững lại khi tiệm cận mức cao hai tháng gần đây nhưng nhìn lại trong hơn một tháng gần nhất, cặp tiền vẫn vững xu hướng tăng, giữ trên mốc 1.2700 mặc cho chính sách tiền tệ hiện tại có hơi hướng hỗ trợ cho đồng USD.
Thứ Ba, EUR/USD mặc dù tăng cao nhưng vẫn không thể vượt qua vùng kháng cự mạnh 1.0865 - 1.0880. Trong khi đó, GBP/USD cũng có diễn biến tương tự. Cả hai cặp tiền đều đang giảm nhẹ tại thời điểm viết bài.
EUR/USD tăng lên trên 1.0850 do các nhà giao dịch phản ứng với chỉ số môi trường Kinh doanh của Đức. GBP/USD đóng cửa cao hơn mức 1.2750. USD/JPY vẫn đang trì trệ dưới mức 157.00. USD/CAD đang giảm do các nhà giao dịch tập trung vào sự phục hồi của thị trường kim loại quý.
Vương quốc Anh chỉ còn chưa đầy sáu tuần nữa là đến cuộc Tổng tuyển cử, trong đó các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Lao động trung tả có thể trở lại nắm quyền sau 14 năm - và các nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán sẽ phản ứng tích cực với kết quả đó.
GBP giảm sâu xuống mức 1.2670 so với USD trong phiên giao dịch London vào thứ Sáu, sau khi không thể giữ được mức 1.2700. Cặp GBP/USD chịu áp lực do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) báo cáo doanh số bán lẻ tháng 4 giảm mạnh và đồng USD phục hồi.
GBP tăng mạnh lên mức 1.2750 trong phiên châu Âu vào thứ Tư sau khi Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) báo cáo rằng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng nhanh hơn dự kiến.
GBP/USD tiếp tục đà tăng trong phiên thứ hai liên tiếp, hiện giao dịch quanh mức 1.2700. Tính đến nay, cặp tiền đã tăng miệt mài gần một tháng kể từ đáy tháng 4 tại 1.2300 chạm ngày 22/04. Việc đồng USD tiếp tục suy yếu đang hỗ trợ cho cặp GBP/USD.
Đồng USD đã giảm gần 0.8% trong tuần qua, chủ yếu do lợi suất TPCP Mỹ giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là dữ liệu Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ thấp hơn dự kiến. Cụ thể, CPI tháng 4 chỉ tăng 0.3% sau khi điều chỉnh theo mùa vụ, thấp hơn so với mức dự báo 0.4%. Đồng thời, tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm từ 3.5% xuống còn 3.4%.