Mặc dù trái phiếu khu vực đồng euro đang hứng đòn nặng nề trong ngày hôm nay, nhưng chúng vẫn vượt trội hơn so với trái phiếu kho bạc. Và đó có thể vẫn là một chủ đề thống trị và lặp lại trong suốt quý 2 nếu xu hướng dốc lên của đường cong UST tiếp tục.
Sự hưng phấn từ gói kích thích tài khóa đang suy yếu sau khi chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức kỷ lục với hợp đồng tương lai Nasdaq hiện đang dẫn đầu đà giảm. Đồng Dollar đang mạnh lên, trong khi sự bình tĩnh trên thị trường trái phiếu đang nhận một cú sốc do lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên trên 1.60%. Nhưng các dấu hiệu tâm lý rủi ro xấu đi từ biến động trên thị trường trái phiếu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, giống như phản ứng của thị trường trái phiếu đối với cam kết linh hoạt của ECB.
Sau tất cả lượng giấy mực báo chí đã viết về sự cắt giảm kích thích tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang như mối đe dọa lớn nhất đối với đà tăng của tài sản rủi ro kể từ đại dịch, thị trường vẫn chưa hề sẵn sàng cho một cú sốc cắt giảm QE.
Sự chao đảo của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ dường như đã kết thúc. Cả S&P 500 và Dow đều đạt mức cao nhất mọi thời đại mới, ngay cả khi lợi suất tăng cao hơn một chút. Điều đó cho thấy rằng tốc độ lợi suất tăng có ý nghĩa đối với thị trường hơn là mức lãi suất.
Thị trường ngày càng lo ngại rằng Fed sẽ không gia hạn chương trình nới lỏng yêu cầu đòn bẩy đối với các tổ chức tài chính khi chúng đáo hạn vào cuối tháng này. Và điều đó không chỉ làm tổn hại đến các ngân hàng đang hoạt động tốt mà còn cả thị trường trái phiếu.
Thật khó để cho Phố Wall chứng kiến lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ tăng cao mà không cảm thấy chóng mặt.Rốt cuộc, Cục Dự trữ Liên bang đã biến tín dụng rẻ và dồi dào thành một phần quan trọng trong cách ứng phó với đại dịch của mình, với kết quả là các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã vay một số nợ kỷ lục vào năm ngoái, với lãi suất cực thấp, để củng cố bảng cân đối kế toán của họ trong suốt cuộc khủng hoảng.
Fed có thể phải thực hiện 2 nhiệm vụ, nhưng tại thời điểm này, họ đang tập trung nhiều hơn vào việc đạt được toàn dụng lao động. Lý do là chúng ta đã không có lạm phát ít nhất là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - và điều đó vẫn đang xảy ra.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã đưa ra một lời cảnh báo nhẹ nhàng đối với thị trường trái phiếu vào hôm thứ Năm rằng ông đang theo dõi lợi suất dài hạn tăng cao, nhưng tạm tời sẽ không can thiệp gì vào xu hướng đó.
Thị trường Trái phiếu trị giá 21 nghìn tỷ USD của Mỹ đang gửi một “tín hiệu” rõ ràng rằng họ sẽ tiếp tục đẩy lợi suất cao hơn cho đến khi có hành động cụ thể từ Fed.
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ không cản trở thị trường trái phiếu bán tháo. Trong khi ông nhắc lại rằng nền kinh tế vẫn còn một khoảng cách xa so với mức mà Fed mong muốn qua các nhận xét trong phiên họp hôm thứ Năm, ông từ chối nói rằng định giá của thị trường trái phiếu hiện tại là sai.
Thị trường trái phiếu lại hỗn loạn kéo theo các cổ phiếu công nghệ. Miễn là đà tăng của lợi suất vẫn có trật tự, Fed sẽ tiếp tục theo dõi từ bên lề, ngay cả khi bằng chứng cho thấy lạm phát đang gia tăng. Ít nhất thì tâm lý rủi ro đang tích cực với tỷ giá AUD/JPY tăng và hàng hóa tăng trước thềm OPEC+.