Sự thận trọng của RBA tiếp tục phát huy tác dụng khi tình hình lạm phát ở Mỹ tăng khó kiểm soát

Sự thận trọng của RBA tiếp tục phát huy tác dụng khi tình hình lạm phát ở Mỹ tăng khó kiểm soát

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

18:37 12/04/2024

Sự thận trọng của RBA về lãi suất tiếp tục mang lại lợi ích lớn cho Úc, khi triển vọng lãi suất của Mỹ hiện đã thay đổi hoàn toàn so với thời điểm đầu năm.

Vào tháng 1, thị trường trái phiếu đã dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 7 lần 25bps vào năm 2024. Tuy nhiên điều này đã bị loại bỏ khi dữ liệu kinh tế Mỹ hiện tại có thể sẽ khiến Fed giữ nguyên lãi suất trong thời gian dài, thậm chí sang năm 2025.

Với việc lạm phát liên tục vượt dự báo trong thời gian gần đây, Fed sẽ cần nhiều thời gian hơn để xem xét lộ trình cắt giảm lãi suất.

Đối với RBA, điều này cho thấy sự cẩn trọng trong các phát biểu gần đây của họ là hợp lý, đồng thời cũng cho thấy sự khôn khéo của Thống đốc Michele Bullock khi liên tục nhấn mạnh rằng thế giới vẫn là một nơi rất bất ổn.

Xu hướng lãi suất của Úc không hoàn toàn được quyết định dựa trên những gì xảy ra ở Mỹ. Thay vào đó, nó chỉ là một phần lớn của bức tranh tổng thể.

Bản thân RBA cũng đã gặp phải những khó khăn, với tốc độ tăng trưởng việc làm trong tháng 2 tăng vọt đáng kinh ngạc, đồng thời khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh. Điều kỳ lạ là số lượng tuyển dụng tăng vọt mặc dù nền kinh tế Úc đã tăng trưởng chậm lại vào cuối năm ngoái, cùng với niềm tin của người tiêu dùng ảm đạm.

Cả Fed và RBA đều phải đối mặt với những thách thức chung: lạm phát khó kiểm soát và thị trường việc làm mạnh mẽ.

CPI lõi hàng năm trong ba tháng qua của Mỹ là 4.5%, tăng mạnh so với mức 2.6% của tháng 8 và là mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.

Đáng lo ngại hơn, lạm phát dịch vụ hàng năm trong ba tháng là 7%, cao nhất kể từ tháng 2/2023.

Thị trường trái phiếu hiện đang định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhiều nhất là 2 lần trong năm nay, giảm so với ba lần vào đầu tuần.

Stephen Miller, nhà kinh tế tại GSFM, cho biết: “Có thể thị trường và Fed sẽ cần phải đánh giá lại mức độ cũng như thời điểm của các đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay”.

Ông nói thêm: “Fed vẫn còn một đoạn đường khá xa trước khi có thể cắt giảm lãi suất, thậm chí việc cắt giảm lãi suất có thể không diễn ra cho đến năm 2025. Chủ tịch Fed Jerome Powell hiện có vẻ đã quá vội vàng với những phát biểu về việc cắt giảm lãi suất”.

RBA thì khác, họ hiện tại chỉ chuyển hướng chính sách một chút từ việc tăng lãi suất sang trung lập.

Bullock đã nói với thị trường tài chính rằng tất cả các lựa chọn đều được RBA cân nhắc, sẽ không có bất cứ trường hợp nào bị loại trừ.

Trên thực tế, RBA cũng không thể hành động độc lập với các ngân hàng trung ương khác trong bối cảnh hiện tại. Nếu RBA bắt đầu cắt giảm lãi suất trong khi Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất sang năm sau, AUD sẽ suy yếu đáng kể.

Cũng có khả năng xu hướng lạm phát hiện nay ở Mỹ sẽ sớm xuất hiện trong dữ liệu lạm phát của Úc sắp tới.

RBA đã mắc sai lầm vào đầu năm 2022 khi nghĩ rằng lạm phát gia tăng trên phạm vi quốc tế sẽ không quá nghiêm trọng đối với nước này. Hiện tại họ cũng không nên bỏ qua hoặc coi nhẹ các dữ liệu về lạm phát trong nước.

RBA vẫn đang khôn khéo, không vội vã tham gia vào một cuộc thảo luận về việc cắt giảm lãi suất như Fed.

The Wall Street Journal

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Làn sóng lợi suất TPCP Mỹ tăng cao khơi dậy lo ngại về cuộc khủng hoảng mới

Một diễn biến đáng quan ngại đang dần hiện hữu khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng gây áp lực lên thị trường tài chính: Trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong giai đoạn biến động - đang bất ngờ đánh mất tính hấp dẫn vốn có của mình.
Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường rung chuyển khi làn sóng bán tháo bất ngờ nhấn chìm Phố Wall

Thị trường tài chính toàn cầu quay đầu giảm mạnh sau vài giờ lạc quan ngắn ngủi, khi Nhà Trắng tái khẳng định sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Nhà đầu tư lo ngại Tổng thống Trump có thể chấp nhận rủi ro suy thoái toàn cầu để tái định hình trật tự thương mại.
Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tại sao Trung Quốc tự tin đương đầu với Trump trong chiến tranh thuế quan?

Cuộc chiến thương mại đang leo thang với tốc độ đáng báo động. Ngày 8/4, giới chức Trung Quốc tuyên bố "chiến đấu đến cùng" đối mặt với những đe dọa mới từ Tổng thống Donald Trump được đưa ra chỉ vài giờ trước đó, sau khi Bắc Kinh đã cam kết đáp trả ngang bằng biện pháp thuế quan 34% của Washington. Với mức tăng này, thuế suất của Trung Quốc áp dụng cho hàng nhập khẩu Mỹ sẽ tăng vọt lên 70%. Cùng ngày, Nhà Trắng xác nhận sẽ phản công bằng mức thuế quan lên tới 104% đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 9/4.
Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thúc đẩy ổn định giá dầu giữa căng thẳng thương mại toàn cầu

Thị trường đang dần lấy lại sự bình tĩnh và nhìn nhận thực tế rõ ràng hơn. Nhiều quốc gia mong chờ muốn xây dựng quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, họ công nhận rằng mình không thể tách rời khỏi sức mạnh kinh tế của siêu cường này. Đồng thời, một bước ngoặt lịch sử đang diễn ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, với việc Tổng thống Trump kiên quyết thúc đẩy các cuộc đối thoại trực tiếp nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân toàn diện.
Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ