Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc có khả năng tăng tốc nhờ các biện pháp kích thích

Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc có khả năng tăng tốc nhờ các biện pháp kích thích

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

10:13 16/05/2024

Nền kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục có dấu hiệu cải thiện trong tháng 4, tăng triển vọng phục hồi khi các nhà hoạch định chính sách kích thích mạnh tay

Dữ liệu công bố vào thứ Sáu tuần này sẽ cung cấp cái nhìn về việc liệu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể duy trì đà phục hồi trong quý đầu tiên hay không trong bối cảnh nước này đặt mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 5%.

Sản xuất công nghiệp có lẽ vẫn là động lực tăng trưởng chính nhờ xuất khẩu mạnh mẽ và đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy nhu cầu. Tiêu dùng vẫn có thể là lực cản vì sự lao đốc trong lĩnh vực bất động sản đã đè nặng lên tâm lý thị trường.

Đã có nhiều động thái hỗ trợ sự tăng trưởng của Trung Quốc trong những tuần gần đây. Các nhà lãnh đạo gợi ý về các biện pháp nhằm giảm lượng tồn kho tài sản - trong đó Bắc Kinh đang cân nhắc kế hoạch cho chính quyền địa phương mua hàng triệu ngôi nhà chưa bán được. Trung Quốc sẽ bắt đầu bán trái phiếu chính phủ đặc biệt dài hạn trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (138 tỷ USD) vào thứ Sáu, một động thái nhằm gây quỹ hỗ trợ nền kinh tế. Điều này cũng thúc đẩy kỳ vọng về việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa để giúp các ngân hàng mua được trái phiếu.

Sản xuất công nghiệp vẫn sẽ là động lực tăng trưởng

“Sự phục hồi của Trung Quốc đang được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích tài chính có mục tiêu”, các nhà kinh tế vĩ mô của Pantheon, bao gồm Duncan Wrigley, đã viết trong một ghi chú trong tuần này.

Đây là những gì có thể mong đợi khi Cục Thống kê Quốc gia công bố dữ liệu vào 9:00 sáng thứ Sáu:

Sản xuất công nghiệp

Sản lượng công nghiệp dự kiến sẽ tăng 5.5% trong tháng 4 so với một năm trước đó, theo dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Đó là sự tăng tốc so với mức 4.5% trong tháng 3.

Cả cuộc khảo sát chính thức và tư nhân của các nhà sản xuất đều chỉ ra sự mở rộng hoạt động nhà máy vào tháng trước. Dữ liệu từ Cục Thống kê cho thấy thước đo sản lượng phụ tăng lên mức mạnh nhất trong hơn một năm. Thước đo về số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cho thấy mức tăng liên tục lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2023.

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc duy trì đà tăng trong tháng 4

Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp mạnh mẽ của Trung Quốc là nguyên nhân gây căng thẳng với phương Tây. Mỹ và châu Âu đã chỉ trích Bắc Kinh gây nhiễu loạn thị trường toàn cầu với hàng hóa giá rẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng mới. Giữa những lo ngại đó và việc giá sản xuất vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng giảm phát, Trung Quốc kêu gọi các nhà sản xuất pin lithium không xây dựng các nhà máy nếu chỉ nhằm mục đích mở rộng năng lực sản xuất.

Tiêu dùng

Doanh số bán lẻ có thể đã tăng 3.7% trong tháng 4 từ mức 3.1% trong tháng 3. Tuy nhiên, đó là tốc độ yếu hơn so với những gì Trung Quốc đã từng làm được trước đại dịch. Nhu cầu trong nước vẫn còn yếu, lượng tín dụng sụt giảm bất ngờ.

Doanh số bán ô tô, chiếm khoảng 10% tổng doanh số bán lẻ, cũng phản ánh việc nhu cầu trì trệ. Hiệp hội Xe Trung Quốc cho biết doanh số bán hàng qua mạng lưới bán lẻ đã giảm 5.8% trong tháng 4 so với một năm trước, do người tiêu dùng chờ đợi nhiều đợt giảm giá hơn khi cuộc chiến giá cả giữa các nhà sản xuất ô tô leo thang.

Doanh số bán lẻ ô tô ảm đạm

Để thúc đẩy nhu cầu, chính phủ đã triển khai chương trình khuyến khích các hộ gia đình và doanh nghiệp nâng cấp máy móc và đồ gia dụng cũ. Ô tô là trọng tâm của kế hoạch này, với việc chính phủ trung ương cung cấp khoản trợ cấp một lần lên tới 10,000 nhân dân tệ (1,385 USD) cho các cá nhân thay thế phương tiện của họ.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley bao gồm Robin Xing cho biết trong tuần này rằng tổng nguồn tài trợ tài chính cho hoạt động mua bán ô tô có thể đạt 80 tỷ nhân dân tệ, vượt mức trần dự đoán trước đó là 50 tỷ nhân dân tệ và có thể buộc chính phủ phải cắt giảm chi tiêu ở những lĩnh vực khác.

Các nhà kinh tế cho biết, chương trình này cùng với các chính sách kích thích khác “cung cấp một số tín hiệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định trong thời gian còn lại của năm nay”. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng chỉ ra rằng các biện pháp này chưa đủ mạnh mẽ để phục hồi nền kinh tế.

Đầu tư

Đầu tư vào tài sản cố định có thể tăng 4.6% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, tăng nhẹ so với mức 4.5% trong quý đầu tiên.

Nhưng đầu tư bất động sản có thể giảm 9.7% trong bốn tháng đầu năm, mạnh hơn mức 9.5% trong tháng 1 đến tháng 3. Các nhà phát triển bất động sản lớn nhất đất nước đã phải chịu áp lực sau khi doanh số bán nhà sụt giảm liên tục, khiến các công ty này không còn tự tin hoặc không còn nguồn lực để mở rộng kinh doanh.

Đầu tư bất động sản tiếp tục sụt giảm

Nhiều thành phố đang dỡ bỏ các hạn chế mua bất động sản nhà ở để kích thích nhu cầu. Hàng Châu – nơi đặt trụ sở của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba – là một trong số những thành phố mới nhất áp dụng biện pháp này. Chính phủ cũng ra quyết định cấm bán đất mới để xây nhà ở các thành phố có lượng tồn kho quá lớn.

Đầu tư cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi vì số tiền huy động được từ đợt phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái vẫn đang được chi cho bảo trì hệ thống nước, giao thông, cứu trợ thiên tai và các dự án khác.

Các biện pháp kích thích mạnh tay hơn nữa

Sự phục hồi của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng tốc bởi một loạt chính sách hỗ trợ tăng trưởng được công bố trong những tuần gần đây. Đợt phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm nay sẽ tiếp tục cho đến giữa tháng 11, trong khi chính quyền địa phương vẫn có thể khai thác hơn 70% trong hạn ngạch trái phiếu mới trị giá 4.62 nghìn tỷ nhân dân tệ hàng năm.

Điều này có thể thúc đẩy chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ để đảm bảo thanh khoản dồi dào cho việc bán trái phiếu và ngăn chặn sự gián đoạn của hệ thống tài chính.

Nguồn cung trái phiếu chính phủ dồi dào

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs bao gồm Lisheng Wang đã viết trong một ghi chú hôm thứ Hai rằng PBoC “có thể hỗ trợ thanh khoản trong quá trình phát hành trái phiếu và thậm chí gián tiếp mua một số trái phiếu thông qua việc mở rộng bảng cân đối kế toán”.

PBoC được dự đoán sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hai lần, mỗi lần 25 bps trong quý hiện tại và quý cuối cùng, cũng như hạ lãi suất chính sách 10 bps trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ