S&P 500 và cơ hội tăng thêm 30% nữa dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật

S&P 500 và cơ hội tăng thêm 30% nữa dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

21:54 17/08/2020

Sự điên rồ không chỉ nằm trong việc S&P 500 tăng phi mã bất chấp nhiều yếu tố bất ổn, mà còn với vạch đích mà nó có thể đang nhắm đến. Và liệu ai dự báo được chỉ số S&P 500 sẽ đạt mốc 4.500 trong tương lai?

S&P 500 có thể đạt mục tiêu 4.500 điểm

Trong phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể đo từ đỉnh đến chân sóng điều chỉnh, sau đó sử dụng khoảng cách đó để xác định giá mục tiêu trong tương lai. Và nếu chúng ta áp dụng phương pháp tương tự này vào S&P 500, chỉ số chứng khoán này có thể tăng tới mốc 4.500 điểm nếu phá qua đỉnh hiện tại và cũng là đỉnh lịch sử, tương đương với đà tăng 33% so với giá đóng cửa ngày thứ sáu tuần trước.

Theo nhà phân tích kỹ thuật Russ Visch của BMO Nesbitt: “Giá mục tiêu có thể đạt trong ngưỡng khoảng từ 3393 – 4565 điểm, và đây là mức dường như không tưởng với chúng ta.” Ông còn cho rằng 4.100 điểm là một con số hợp lý, dựa trên kênh xu hướng của S&P 500 ngoại trừ mức thấp nhất năm 2009. Con số này tăng khiêm tốn hơn, cụ thể tăng 22% so với giá đóng cửa ngày thứ Sáu.

Có một cách khác để đo giá mục tiêu được kể đến ở đây. Nhà phân tích kỹ thuật Cappelleri của Instinet sử dụng mức sàn mà thị trường chứng khoán thiết lập vào đầu năm 3.230 điểm là điểm bứt phá (break point) quan trọng. Theo đó, giá mục tiêu được xác định là 4.270 điểm, tăng gần 27%.

Cần lưu ý rằng biên độ tích lũy của S&P 500 cho thấy chỉ số có nhiều khả tăng hơn, đặc biệt khi chứng kiến nhiều cổ phiếu trong nhóm cùng hồi phục manh mẽ; điều này thiết lập một vị thế vững chắc cho xu hướng tăng của S&P 500. Theo Richard Breslow: Mặc dù hơi khó tin vào các mốc mục tiêu kể trên, nhưng động thái của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới vẫn đang là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Hơn nữa, dữ liệu kinh tế tốt hơn nhiều so dự báo của các nhà kinh tế học. Các chuyên viên phân tích doanh nghiệp cũng đang phải đảo ngược dự báo bằng cách tăng dự phóng lợi nhuận của các doanh nghiệp năm nay và năm sau. Và chỉ cần những động cơ này còn tồn tại, thị trường chứng khoán vẫn sẽ có lý do để tiếp tục tăng cao một cách thoải mái.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ