Sẽ không thể có một Fed "trung lập"

Sẽ không thể có một Fed "trung lập"

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

11:11 02/08/2022

Với lần tăng lãi suất thêm 75 bps vào tuần trước, Fed hiện tuyên bố họ đã đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ "trung lập". Về lý thuyết, điều này có nghĩa là lãi suất không kích thích hay kìm hãm nền kinh tế.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu: "Bây giờ chúng ta đang ở mức trung lập, khi quá trình thắt chặt sẽ có thời điểm thích hợp để chậm lại".

Powell đã nói rằng ông định dần dần thoát khỏi cuộc chiến chống lạm phát.

Tuy nhiên, ngay cả khi được đo bằng thước đo chính của Fed, lạm phát vẫn tiếp tục tăng nóng.

Chỉ số giá PCE tăng 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái trong báo cáo mới nhất.

Lãi suất của Fed hiện ở mức 2.5% - không hề "trung lập" khi so với tỷ lệ lạm phát chính thức đang đạt 6.8%.

Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Larry Summers cáo buộc các quan chức Fed đã suy nghĩ quá viển vông khi tính đến lạm phát.

"Jay Powell đã nói những thứ mà không thể phân tích được. Không có cách nào có thể hình dung được lãi suất 2.5% là trung lập trong một nền kinh tế với lạm phát tăng cao thế này."

Summers và Powell không đề cập đến tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và thị trường tài chính đòn bẩy cao không thể chịu được các đợt tăng lãi suất. Đó là lý do tại sao Fed báo hiệu rằng họ sẽ sớm kết thúc chiến dịch thắt chặt của mình trước khi đạt được bất kỳ thành tựu nào trong công cuộc chống lạm phát.

Đối mặt với lạm phát cao kỷ lục trong 40 năm, chính sách tiền tệ của Fed đã chuyển từ cực kỳ nới lỏng sang hơi hơi nới lỏng.

Chính sách của Fed sẽ không bao giờ đạt đến mức thực sự trung lập - ít nhất trong thời gian tới.

Hệ thống tài chính và Chính phủ Mỹ (con nợ lớn nhất thế giới) cần lãi suất thấp. Lãi suất thực âm cho phép người đi vay được "cứu" theo thời gian do lạm phát tăng và giá trị tài sản danh nghĩa tăng.

Theo thời gian, lãi suất thực âm cũng sẽ đặt áp lực lên thị trường kim loại quý.

Vàng và bạc giảm khi Fed bắt đầu nói về lạm phát. Nhưng chúng đã tăng vào tuần trước khi các ngân hàng trung ương giảm kỳ vọng về chính sách tiền tệ thắt chặt trong tương lai.

Khi nói đến việc xây dựng chính sách tiền tệ, một Fed trung lập sẽ không thể xuất hiện. Các ngân hàng trung ương chắc chắn sẽ phân định kẻ thắng người thua khi họ thao túng lãi suất và bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính của mình.

Những người chiến thắng trong các chính sách của Fed thường là các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall và chính trị gia tại Washington, D.C. cùng với những người nắm giữ tài sản hữu hình gọi vốn bằng nợ.

Người thua cuộc là:

1. Những người tiết kiệm và hưu trí nắm giữ trái phiếu, những người có thu nhập không theo kịp lạm phát.

2. Những người lao động với mức lương không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân có thể đặt bản thân vào vị thế thắng cuộc trong các quyết định của Fed.

Trong chu kỳ kinh tế ổn định, cổ phiếu sẽ là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư. Ngược lại, sẽ có lợi hơn nhiều khi nắm trong tay các tài sản khác hưởng lợi từ chính sách của Fed trong môi trường lạm phát cao như hiện nay.

Khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, các cổ phiếu thông thường rất dễ bị tổn thương. Nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn cùng áp lực lạm phát tăng cao có thể hỗ trợ mạnh cho thị trường vàng bạc vốn đang bị định giá thấp.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ