Quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ đang thúc đẩy rủi ro lạm phát

Quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ đang thúc đẩy rủi ro lạm phát

10:38 03/04/2023

OPEC+ bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu hơn 1 triệu thùng/ngày, gạt bỏ những đảm bảo trước đó rằng họ sẽ giữ nguồn cung dầu ổn định và gây ra một rủi ro mới cho nền kinh tế toàn cầu.

Đây là một mức giảm đáng kể đối với thị trường - bất chấp những biến động giá gần đây - khi nguồn cung có khả năng sẽ thắt chặt vào cuối năm. HĐTL dầu tăng vọt tới 8% khi mở cửa vào thứ Hai, làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn thế giới, có thể buộc các ngân hàng trung ương giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Saudi Arabia dẫn đầu với cam kết cắt giảm nguồn cung 500,000 thùng/ngày. Các nước thành viên bao gồm Kuwait, UAE và Algeria đã làm theo, trong khi Nga cho biết việc cắt giảm sản lượng mà họ đang thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 sẽ tiếp tục cho đến cuối năm 2023.

Gary Ross, nhà tư vấn dầu mỏ kỳ cựu và là nhà quản lý quỹ phòng hộ tại Black Gold Investors LLC, cho biết: “OPEC+ rõ ràng muốn giá dầu cao hơn. Nhóm đang tiếp tục chủ động, đồng thời cố gắng hỗ trợ giá khỏi sự ảnh hưởng của” tâm lý vĩ mô. Động thái bất ngờ này một lần nữa có thể thúc đẩy căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia. Nhà Trắng cho biết rằng họ không ủng hộ việc cắt giảm sản lượng.

OPEC+ quyết định cắt giảm, bắt đầu từ tháng tới, khoảng 1.1 triệu thùng mỗi ngày. Từ tháng 7, do động thái cắt giảm nguồn cung hiện tại của Nga, sẽ có ít hơn khoảng 1.6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trên thị trường so với dự kiến trước đây. Nga đã cắt giảm sản lượng vào tháng 3 để trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

OPEC+ cho biết hôm Chủ nhật rằng động thái cắt giảm là một “biện pháp nhằm hỗ trợ sự ổn định của thị trường dầu mỏ”. Mối quan hệ giữa Saudia Arabia và Mỹ trở nên căng thẳng kể từ năm ngoái, khi Nhà Trắng thất bại trong việc thuyết phục quốc gia này bơm thêm dầu.

Tổng thống Biden đã thực hiện một chuyến đi gây tranh cãi đến nước này vào tháng 7 năm ngoái, nhưng đã rời đi mà không có bất kỳ cam kết nào về sản lượng dầu. Sau đó vào tháng 10, khi OPEC+ bất ngờ cắt giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, ông Biden cảnh báo Saudi Arabia sẽ nhận “hậu quả”, nhưng chính quyền đến nay vẫn chưa có động thái nào.

Vào Chủ nhật, Nhà Trắng cho biết quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ là không nên làm trong điều kiện thị trường hiện tại. Chính quyền Biden cũng cho biết họ sẽ làm việc với các nhà sản xuất và người tiêu dùng với trọng tâm là giá xăng dầu cho người Mỹ.

Ổn định nguồn cung dầu

Động thái vào Chủ nhật - được công bố một ngày trước khi Ủy ban Giám sát của OPEC+ họp - là một cách chưa từng có để đưa ra quyết định chính sách, vốn đã phải thích nghi trong những năm gần đây trước cú sốc về nhu cầu trong thời kỳ đại dịch và bây giờ là cuộc chiến tranh Nga - Ukraine cùng với hậu quả của các biện pháp trừng phạt.

Hôm thứ Sáu, các thành viên OPEC+ đã cho biết rằng họ không có ý định thay đổi giới hạn sản xuất.

Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng vào tháng trước do cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhưng đã phục hồi khi tình hình có dấu hiệu ổn định. Dầu thô Brent đóng cửa ngay dưới 80 USD/thùng vào thứ Sáu, tăng 14% so với mức đáy vào tháng Ba. Nhưng mức giá này có thể chưa đủ cao đối với OPEC+.

Trở lại vào tháng 10, lần cuối cùng họ thực hiện một đợt cắt giảm lớn khiến người tiêu dùng sửng sốt, Bộ trưởng Tài nguyên Dầu mỏ Nigeria Timipre Sylva cho biết OPEC+ “muốn giá dầu đạt khoảng 90 USD”.

Về phần mình, Saudi Arabia đang dự định chi tiêu một khoản khổng lồ lên tới hàng nghìn tỷ USD để biến nền kinh tế thành một điểm nóng du lịch, trung tâm kinh doanh và logistics toàn cầu.

Mặc dù phần lớn khoản chi tiêu này được thúc đẩy bởi các quỹ đầu tư quốc gia không được hưởng lợi trực tiếp khi giá dầu cao hơn, nhưng các quan chức chính phủ cho biết họ sẽ sử dụng vốn thặng dư để thúc đẩy đầu tư trong nước. Helima Croft, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets, cho biết: “Saudi Arabia đang đưa ra các quyết định về sản lượng dầu tập trung phần lớn vào lợi ích kinh tế của chính họ”.

Việc cắt giảm nguồn cung thực tế có thể nhỏ hơn sản lượng khoảng 1.6 triệu thùng/ngày, giả định rằng OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm hiện tại. Hầu hết các thành viên OPEC+, như Iraq và Kazakhstan, đã sản xuất ít hơn đáng kể so với hạn ngạch hiện tại khi họ phải đối mặt với tình trạng thiếu đầu tư và gián đoạn hoạt động, do đó có thể không cần phải thực hiện thêm các biện pháp cắt giảm. Bà Croft của RBC ước tính lượng cắt giảm sẽ lên tới khoảng 700,000 thùng/ngày từ 13 nước thành viên OPEC.

Tuy nhiên, động thái này sẽ khiến thị trường hoảng loạn. Tất cả 14 nhà phân tích của Bloomberg đều dự đoán OPEC sẽ không đưa ra sự thay đổi nào. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, đã nói vào tháng trước rằng các mục tiêu hiện tại của OPEC+ là “duy trì sản lượng ổn định trong thời gian còn lại của năm.”

Hết lần này đến lần khác, Hoàng tử đã hỗ trợ đầu cơ bằng những thay đổi nguồn cung bất ngờ. Trong một quyết định can thiệp, ông đã cảnh báo rằng những người bán khống sẽ “rất đau đớn” và đối với phe mua dầu thô, động thái mới nhất này có thể gây khó khăn tương tự.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu chính sách hỗn loạn của Nhà Trắng có châm ngòi cho làn sóng rút vốn khỏi đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu chính sách hỗn loạn của Nhà Trắng có châm ngòi cho làn sóng rút vốn khỏi đồng USD?

Sự rung lắc dữ dội trên thị trường tài chính Mỹ tuần qua không chỉ phản ánh tác động tức thời từ chính sách thuế quan khó lường của Nhà Trắng, mà còn hé lộ một nguy cơ nghiêm trọng hơn: niềm tin vào trái phiếu chính phủ Mỹ – biểu tượng của an toàn tài chính toàn cầu – đang lung lay.
Thị trường vàng Trung Quốc quý I: Giá tăng kỷ lục thúc đẩy đầu tư nhưng kìm hãm nhập khẩu và nhu cầu trang sức
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường vàng Trung Quốc quý I: Giá tăng kỷ lục thúc đẩy đầu tư nhưng kìm hãm nhập khẩu và nhu cầu trang sức

Giá vàng tại Trung Quốc tăng mạnh trong quý I/2025 nhờ căng thẳng địa chính trị, USD yếu và dòng vốn lớn vào các quỹ ETF vàng. Tuy nhiên, giá cao lại kìm hãm nhập khẩu và làm suy yếu nhu cầu vàng trang sức. Ngân hàng trung ương và nhà đầu tư vẫn tiếp tục tích lũy vàng giữa bối cảnh lo ngại kinh tế và thương mại gia tăng.
Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau khi 'ông lớn công nghệ' Nvidia bị Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau khi 'ông lớn công nghệ' Nvidia bị Mỹ hạn chế xuất khẩu chip

Chứng khoán châu Á giảm nhẹ, trong khi hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, sau khi Nvidia cho biết chính phủ Mỹ vừa áp đặt thêm lệnh hạn chế đối với một số dòng chip xuất khẩu sang Trung Quốc.
Doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc ngày càng khốn đốn vì “đòn phản công” từ Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc ngày càng khốn đốn vì “đòn phản công” từ Bắc Kinh

Suốt nhiều thập kỷ, các chính trị gia Mỹ luôn ủng hộ mạnh mẽ doanh nghiệp nước mình đầu tư vào Trung Quốc. Họ thúc đẩy việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho ngân hàng Mỹ, các hãng sản xuất máy bay hay chuỗi thức ăn nhanh. Ví dụ, Boeing – hãng sản xuất máy bay của Mỹ – bắt đầu nhận được đơn hàng từ Trung Quốc ngay sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon vào năm 1972.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ