Quan hệ Mỹ - Trung, chỉ báo quan trọng cho đồng đô la

Quan hệ Mỹ - Trung, chỉ báo quan trọng cho đồng đô la

14:41 31/05/2020

Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là chỉ báo trong trung hạn cho đồng Đô la, nhưng tác động trong năm 2020 sẽ không giống như những gì đã xảy ra trong năm 2019

(Bloomberg Intelligence) – Theo quan điểm của chúng tôi, căng thẳng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như bất ổn trong thương mại toàn cầu sẽ giúp đồng đô la lên giá, mức độ lên giá so với các loại tiền tệ châu Á sẽ cao hơn so với tiền tệ của các quốc gia G10, nhưng các yếu tố ảnh hưởng hiện nay sẽ rất khác so với năm 2019, chẳng hạn như động lực tăng trưởng sau dịch Covid-19, hoặc sự phối hợp về tài khóa của liên minh châu Âu.

1. Sự phục hồi kinh tế sau Covid-19 là chỉ báo quan trọng của tỷ giá đồng đô la và tiền tệ nhóm G10

Căng thẳng trở lại trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc và các mối quan ngại liên quan đến đàm phán thương mại trong bối cảnh dịch Covid-19 là động lực tăng giá đồng đô la trong trung hạn. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, động lực tăng trưởng và tốc độ phục hồi sau dịch Covid-19 mới là yếu tố liên quan đến giá trị của đồng đô la trong ngắn hạn. Sự phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng của Hoa Kỳ sẽ tăng cường khẩu vị rủi ro và tăng khả năng giảm giá của đồng đô la, miễn là sự phục hồi không phải chỉ là câu chuyện của riêng Hoa Kỳ.

Tuần tới, dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 và chỉ số phi sản xuất ISM sẽ cho chúng ta cái nhìn về nền kinh tế sau thời gian đóng cửa, các chỉ số chính được dự đoán sẽ giao động trong khoảng từ 44.0 đến 41.5 – nhưng chúng ta sẽ phải chờ dữ liệu của tháng 6 để có một bức tranh rõ ràng hơn về sự phục hồi của nền kinh tế, về các yếu tố then chốt phản ánh biến chuyển trong việc làm khi tiêu dùng được phục hồi trở lại.

Hình 1: Tốc độ phục hồi kinh tế là chỉ báo cho đồng đô la (nguồn: Bloomberg Intelligence)  

2. Sự suy giảm cận biên của tác động từ cuộc chiến thuế quan đến đồng đô la

Trong vài năm qua, diễn biến của các cặp tỷ giá Dollar - Các đồng G10 và Dollar – tiền tệ của các quốc gia châu Á chủ yếu bị tác động bởi sự diễn biến của cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng theo quan điểm của chúng tôi tác động này đang bị suy giảm cận biên. Điều này ngụ ý rằng tác động tăng giá của đồng đô la so với hầu hết các loại tiền tệ của G10 (cũng như đối với nhân dân tệ) do căng thẳng thương mại gia tăng trở lại có thể nhỏ hơn so với trước đây. Thay vào đó tỷ giá được thúc đẩy bởi các nhân tố quan trọng khác, chẳng hạn như các chính sách tài chính- tiền tệ để đối phó với Covid-19, triển vọng kinh tế sau thời kì cách ly hoặc sự phối hợp trong chính sách tài khóa của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Khi chiến tranh thương mại diễn ra đến đỉnh điểm vào quý 3 năm 2019, đồng nhân dân tệ đã mất giá hơn 3%, phá vỡ mốc 7.00, nhưng mức suy giảm này lại ít hơn so với quý 2 năm 2018, khi bắt đầu xảy ra cuộc chiến thuế quan, khi đó đồng nhân dân tệ đã bất ngờ mất giá 9%.

Hình 2: Đồng đô la lên giá khi chiến tranh thương mại lên đến đỉnh điểm (nguồn: Bloomberg Intelligence)  

3. Logic đằng sau sự thay đổi giá trị của đồng đô la dưới thời Trump

Trong bối cảnh thị trường vẫn còn rất bấp bênh, có thể thấy đặc tính là tài sản trú ẩn an toàn của đồng bạc xanh như bằng chứng về niềm tin của nhà đầu tư, mà theo quan điểm của tổng thống Hoa Kỳ, điều này thật đáng hoan nghênh. Theo quan điểm của chúng tôi, có một câu hỏi bỏ ngỏ về chiến lược quản lý của Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của dịch bệnh và triển vọng kinh tế đáng lo ngại trong ngắn hạn, mặc dù đây không phải là vấn đề của riêng Hoa Kỳ. Covid-19 mang đến những thách thức mới đối với quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai và làn sóng thuế quan mới, do đó trong trung hạn đồng đô la có triển vọng tăng giá so với nhiều đồng tiền cũng như so với nhân dân tệ.  

Hình 3: Giá trị đồng đô la dưới thời của Trump (nguồn: Bloomberg Intelligence)  

Đồng đô la vẫn thấp hơn khoảng 2% so với thời điểm Trump đắc cử tổng thống. Nhưng tình hình có vẻ đang thay đổi, một đồng đô la mạnh dường như đang trở lại, đó là điều mà chúng ta ít thấy trong những năm gần đây.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ